Tổng đài tư vấn
0982744684 |
Bán lẻ
0982744684 |
Hỗ trợ nhà thuốc
0982744684 |
Khụt khịt mũi họng, ho, ho kéo dài ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sẽ chuyển biến nặng hơn thành nhiễm khuẩn hô hấp cấp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Shopduoc.vn xin chia sẻ đến các mẹ những cách chữa ho cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả mẹ nên biết.
1- Chữa ho cho trẻ bằng lá hẹ hấp đường phèn
Lá hẹ dùng để chữa ho cho trẻ sơ sinh là một trong những bài thuốc được rất nhiều phụ huynh tin dùng. Ngoài tác dụng chữa ho cho trẻ, hẹ còn có công dụng trị cảm, sốt sổ mũi.
Bài thuốc chữa ho bằng lá hẹ và đường phèn là cách chữa khá phổ biến. Đường phèn có vị ngọt thanh, tác dụng giải nhiệt, trị chứng ho và viêm họng ở trẻ nhỏ.
Cách thực hiện bài thuốc chữa ho bằng hẹ và đường phèn rất đơn giản:
- Dùng 1 nắm lá hẹ vừa phải, đem rửa sạch và để ráo nước
- Cắt nhỏ thành từng đoạn và cho vào chén
- Thêm 1 ít đường phèn vào và đem hấp cách thủy cho đến khi đường tan hoàn toàn
- Để nguội và chắt lấy nước cho trẻ uống 2 lần/ ngày và dùng sau khi ăn để giảm nhanh tình trạng ho. Với những trẻ lớn, có thể khuyến khích trẻ ăn cả lá hẹ để tăng tác dụng điều trị.
Đu đủ vốn là một loại trái cây vô cùng bổ dưỡng nhưng ít ai biết rằng đu đủ còn là một phương thuốc chữa ho vô cùng hiệu nghiệm. Để áp dụng mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng đu đủ cũng khá đơn giản.
- Đầu tiên mẹ hãy chọn lấy 1 quả đu đủ chín rồi đem gọt sạch vỏ.
- Tiếp đến bật bếp đun cùng với mật ong.
- Cho trẻ mỗi ngày ăn 2 - 3 lần sẽ giúp giảm bớt những cơn đau họng và bớt ho đi rất nhiều.
- Đặc biệt còn là phương pháp rất công dụng để trị những cơn ho có đờm từ trẻ sơ sinh.
Tỏi có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe – đặc biệt là đối với cơ quan hô hấp. Để giảm ho và hỗ trợ điều trị cảm cúm, cảm lạnh,… bạn có thể dùng tỏi theo một số cách sau đây:
Kết hợp tỏi và đường phèn có thể làm thông cổ họng, giảm ho và tăng cường chức năng hô hấp. Đường phèn có vị ngọt dịu nhẹ, tính bình, tác dụng thanh nhiệt và nhuận phế. Vì vậy kết hợp mật ong, đường phèn với tỏi có thể giảm mùi cay nồng của dược liệu, đồng thời gia tăng tác dụng cải thiện và điều trị bệnh lý.
Hướng dẫn cách trị ho bằng tỏi và mật ong:
- Đem tỏi bóc bỏ vỏ đập dập rồi cho vào chén
- Thêm mật ong và đường phèn vào và đổ thêm 50ml nước
- Hấp cách thủy khoảng 2- phút
- Đem ra để nguội và chắt lấy nước uống (có thể dùng cả cái để tăng tác dụng điều trị)
Ngoài tác dụng chữa bệnh của tỏi, gừng cũng đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và hệ hô hấp.
Hoạt chất Gingerol trong gừng có thể ức chế virus gây nhiễm trùng, làm loãng đường và giảm viêm ở cổ họng. Phối hợp gừng và tỏi giúp làm ấm phổi, tiêu đờm và tăng tác dụng giảm ho
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị gừng sống và tỏi mỗi thứ 15g, 1 ít mật ong (có thể thêm chút đường phèn)
- Bóc vỏ tỏi rồi cắt nhỏ tỏi và gừng thêm mật ong và nước chưng khoảng 20 phút (Có thể cho đường phèn cho dễ uống).
- Sau đó để nguội và cho trẻ uống 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Húng chanh là một trong những vị thuốc Nam thông dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt húng chanh có tác dụng trị ho, viêm họng và giải cảm rất tốt.
Đường phèn có tính mát, vị ngọt thanh có khả làm dịu chứng đau buốt cổ họng do bệnh ho gây nên, chữa viêm họng, ho khan, viêm amidan và làm tiêu đờm một cách mạnh mẽ. Húng chanh kết hợp với quất, đường phèn… thường dùng làm thuốc chữa ho trẻ em, bệnh đường hô hấp, viêm họng.
Cách thực hiện bài thuốc chữa ho cho trẻ bằng lá húng chanh, quất và đường phèn:
Bước 1- Chuẩn bị nguyên liệu: 16 lá húng chanh; 5 quả quất xanh; 10 gram đường phèn;
Bước 2- Cách thực hiện:
- Lá húng chanh mang đi rửa sạch, để ráo nước
- Quất mang đi rửa sạch, bổ đôi và bỏ hạt
- Thực hiện xay nhuyễn lá húng chanh và quất
- Cho hỗn hợp lá húng chanh và quất vào chén cùng với đường phèn, trộn đều
- Thực hiện hấp cách thủy hỗn hợp trên trong 20 phút
- Uống 2 lần mỗi ngày (sáng, tối). Kiên trì thực hiện đều đặn trong khoảng 5 ngày cơn ho sẽ giảm dần.
Tuy nhiên các cách chữa ho cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng. Vì vậy trong những trường hợp cần thiết, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định loại thuốc thích hợp.
Xem thêm một mẹo hữu ích khác:
- Cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian
- Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh