Tổng đài tư vấn

0982744684

Bán lẻ

0982744684

Hỗ trợ nhà thuốc

0982744684

Những sai lầm các mẹ thường mắc khi cho con ăn

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

Những sai lầm các mẹ thường mắc khi cho con ăn khiến trẻ suy dinh dưỡng và thiếu vi chất.

TS.BS Phan Bích Nga – Giám đốc trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng (viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, trong những ngày này, số trẻ đến khám, tư vấn biếng ăn, suy dinh dưỡng tăng cao hơn ngày thường. Nguyên nhân được TS. Phan Bích Nga chia sẻ do các mẹ mắc phải những sai lầm trong cách cho con ăn hằng ngày và cần thay đổi ngay thói quen này.

Những sai lầm ấy được TS. Phan Bích Nga chỉ ra gồm:

1. Cho con tập ti bình quá sớm

Rất nhiều bà mẹ có tâm lý muốn tập cho con ti bình sớm từ khi 2, 3 tháng tuổi bời lo xa cho thời điểm mẹ sẽ đi làm. Tuy nhiên, khi quá nhỏ, bé đã ti bình quen, bé có thể bỏ bú mẹ và như thế nguồn sữa của mẹ sẽ sớm bị kiệt. Nếu mẹ còn vắt sữa thì tuyến sữa sẽ vẫn được kích thích và khả năng kiệt sữa sẽ không tới sớm hơn với mẹ.

Ngoài lý do đi làm, nhiều bà mẹ tập cho con ti bình vì muốn con ăn sữa ngoài để bổ sung đầy đủ dưỡng chất hơn cho trẻ. Đây cũng là một quan niệm vô cùng sai lầm bởi phải luôn khẳng định rằng, sữa mẹ là loại sữa tốt nhất và an toàn nhất đối với trẻ.

Bầu sữa mẹ lại là một loại bình đặc biệt tiệt trùng. Không một loại vi khuẩn nào có thể tấn công đường ruột còn non nớt của trẻ. Vì vậy, khả năng trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khi đang còn trong thời gian 6 tháng đầu là gần như không có.

Bầu sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ.

2. Ăn  quá sớm hoặc quá muộn

Ăn bổ sung là hình thức bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Do nhu cầu của trẻ tăng cao, sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thêm thức ăn cho trẻ. Hiện nay vẫn nhiều chị em quan niệm rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm, trẻ sẽ cứng cáp hơn và trẻ không bị đói, vì vậy trẻ được ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí không ít trẻ còn được ăn bổ sung từ tháng tuổi thứ 3. Điều đó đã ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Đặc biệt một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mớm rất mất vệ sinh, thậm chí còn là nguồn lây lan truyền bệnh cho trẻ.

Theo các nhà dinh dưỡng, trẻ ăn bổ sung sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa, sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thức ăn bổ sung thường khó tiêu, nên bé sẽ biếng ăn. Không đủ chất dinh dưỡng, bé sẽ chậm tăng cân và dễ bị suy dinh dưỡng. Đối với trẻ em thì chế độ ăn được tuần tự từ các thức ăn lỏng như sữa, chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm.

Ngược lại, khi cho trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu thì trẻ sẽ chậm tăng cân. Vì sữa mẹ sau 6 tháng không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng lên của trẻ, nên cần phải cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được ăn thêm từ 1-2 bữa bột trong một ngày.

3. Bữa ăn kéo dài quá lâu

Nắng nóng thường làm trẻ dễ biếng ăn. Do đó, thay vì cho trẻ ăn cùng một lúc, bố mẹ nên chia nhỏ bữa. Điều này sẽ giúp trẻ dễ hấp thu dinh dưỡng hơn. Khi cho trẻ ăn, một bữa không nên kéo dài quá 45 phút. Bởi khi ăn quá lâu, thức ăn bị vữa có thể gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

4. Ăn quá nhiều đồ ngọt


Với các loại như kẹo ngọt, kem, nước ngọt, hoa quả ngọt (mít, vải, nhãn…), cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Chế độ ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, mụn nhọt trên da. Thói quen này còn có thể gây ra thừa cân béo phì, rối loại chuyển hóa (bệnh tiểu đường).
Cho trẻ uống các loại lá để làm mát cơ thể.Các loại lá thanh nhiệt như nhân trần, nụ hoa tam thất, nước đậu đen chỉ tốt cho người lớn. Đối với trẻ nhỏ, loại nước này không nên dùng thay thế nước lọc và sữa. Trẻ dưới 2 tuổi cần phải ăn uống các thực phẩm nhiều năng lượng.


5. Ép con ăn mà không chiều theo khẩu vị của trẻ


Các ông bố, bà mẹ thường có ý nghĩ áp đặt dinh dưỡng cho con mà ít quan tâm tới khẩu vị của trẻ. Đơn giản một điều, trẻ cũng là một sinh vật, một con người nên cũng như người lớn, trẻ sẽ có khẩu vị riêng. Nếu hợp khẩu vị, trẻ sẽ hứng khởi với bữa ăn hơn.
Tâm lý ép ăn chỉ là giải pháp tức thời. Điều này dẫn tới sự ức chế vô cùng lớn tới trẻ. Khi bị ức chế thần kinh, dịch vị của trẻ cũng không tiết ra để kích thích tiêu hóa nhanh hơn. Cảm giác nặng nề của bố mẹ phần lớn sẽ bị lan truyền sang trẻ nhỏ cũng khiến trẻ không hứng khởi khi ăn uống.
Tốt nhất nên kích thích ăn uống cho trẻ bằng cách tự nhiên. Có thể trẻ không thích ăn cơm thì sẽ thay bằng mỳ, bún, cháo, phở; có thể trẻ không thích ăn thìa thì để trẻ ăn bốc; Có thể tô màu cho bát cơm của trẻ bằng những khoanh cà rốt hay dưa chuột….có thể trẻ không thích uống sữa thì thay bằng sữa chua, váng sữa bởi đó cũng là những loại thực phẩm làm từ sữa, có hàm lượng dinh dưỡng không kém gì sữa.
Với những trẻ đã lớn từ 3 tuổi trở lên, bố mẹ nên tôn trọng sở thích khẩu vị của trẻ bằng cách hỏi xem trẻ thích ăn gì để thường xuyên đổi bữa cho con.
Và điều quan trọng là đừng quên những lời khen khích lệ trẻ. Khi được khích lệ và hưng phấn, trẻ sẽ ăn nhiều và ăn nhanh.

Mẹ tăng độ hấp dẫn của món ăn bằng cách "tô màu" cho cơm

6. Sử dụng nhiều nước ngọt có ga

Nước ngọt có ga chỉ nên sử dụng mỗi tháng một lần vì chúng có nhiều chất gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Lượng đường trong một lon nước ngọt có ga thường rất lớn, nhưng chỉ là năng lượng rỗng. Trẻ tiêu thụ một lon nước ngọt có ga mỗi ngày có thể tăng trong lượng cơ thể lên 6,75 kg sau một năm sử dụng.

Ngoài ra, lượng axit phosphoric và lượng phosphate có trong nước ngọt có ga dễ gây loãng xương. Lượng caffein có trong đó cũng làm giảm khả năng tập trung của trẻ. Chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ tránh xa loại nước này để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng gan và thận.

ĐIỆN THOẠI LH: 0982744684

Ý kiến khách hàng

Tin khác

zalo
Scroll