Tổng đài tư vấn

0982744684

Bán lẻ

0982744684

Hỗ trợ nhà thuốc

0982744684

Dấu hiệu báo trước và cách phòng chống đột quỵ khi mùa lạnh

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần mà bạn cần lưu ý. Cách phòng chống đột quỵ trong mùa lạnh đơn giản bạn cần biết để chủ động phòng ngừa đột quỵ

Vào mùa đông nguy cơ bị đột quỵ cao hơn rất nhiều, bệnh xảy ra đột ngột, không thể kiểm soát. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, cướp đi mạng sống của bất cứ ai, nhưng nếu quan tâm chăm sóc sức khoẻ đúng cách bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa đột quỵ. Shopduoc.vn chia sẻ một số thông tin về dấu hiệu báo trước và cách phòng chống đột quỵ trong mùa lạnh:

Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần và cách phòng chống đột quỵ mùa lạnh

Tại sao đột quỵ lại dễ xảy ra vào mùa đông?

Khi thời tiết lạnh, đặc biệt là những đợt rét đậm rét hại, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 30%. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các mạch máu bị co lại, khiến áp lực trong lòng mạch máu bị tăng lên vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cho cơ thể không kịp thích nghi, dẫn đến huyết áp tăng nhanh và gây ra đột quỵ.

- Đối với những người đang bị bệnh mạch vành: nhiệt độ thấp có thể gây ra các đợt thiếu máu cục bộ ở tim do cơ tim bị thiếu oxy, gây các cơn đau thắt ngực hoặc thậm chí cơn đau tim cấp.

- Đối với những người bị suy tim: nhiệt độ môi trường giảm nhanh chóng có thể làm các triệu chứng đang tạm ổn lại đột ngột xấu đi, tăng nguy cơ nhập viện và thậm chí tăng nguy cơ tử vong.

- Đối với những người bị tăng huyết áp: nhiệt độ môi trường giảm nhanh chóng có thể làm huyết áp tăng lên, dễ gây ra các biến chứng tim mạch và hình thành đột quỵ.

Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ trước 1 tuần

Đột quỵ thường xảy ra bất ngờ, tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ sớm. Dưới đây là một số dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần mà người bệnh có thể gặp phải:

Mệt mỏi: Đây là một dấu hiệu không rõ ràng của đột quỵ. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, không làm được việc nặng, đi lại nhanh mất sức... do tuần hoàn kém, máu lưu thông lên não giảm sút và tim phải làm việc vất vả hơn.

Đau tức ngực: Rất nhiều người cho biết trước khi bị đột quỵ họ cảm thấy đau nhức ngực như có vật gì đè nặng phía trước. Đây là dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần khá phổ biến, chiếm khoảng 70%. Cơn đau có thể xuất hiện vào bất kỳ lúc nào, ngay cả khi đang nghỉ ngơi.

Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần

Buồn ngủ, chân tay phù nề: Ngoài mệt mỏi, một số người có thể cảm thấy lúc nào cũng buồn ngủ mặc dù đã ngủ rất nhiều, và chân tay bị sưng phù. Đây là dấu hiệu đột quỵ khá rõ rệt nhưng ít ai để ý. Tình trạng này là do máu lưu thông kém, tim phải tăng cường bơm máu trong khi các chi, tĩnh mạch phình giản do bị thiếu máu, gây phù. Nếu thấy có triệu chứng này bạn hãy nhanh chóng đi kiểm tra để được điều trị kịp thời.

Khó thở, thờ không đều: Hơi thở được kiểm soát bởi hoạt động phối hợp co bóp giữa tim và phổi. Tình trạng khó thở hoặc hơi thở đứt quãng là dấu hiệu cảnh báo tim đang yếu dần, khiến phổi không nhận đủ oxy nên đây là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến lưu thông máu và báo trước cơn đột quỵ bạn cần lưu ý.

Choáng váng, đầu óc quay cuồng: Trước khi đột quỵ một tuần, người bệnh thường có cảm giác hoa mắt, chóng mặt. Dấu hiệu này cảnh báo tình trạng tim hoạt động kém khiến máu lưu thông lên não chậm. 

Cách phòng tránh đột quỵ mùa đông

Đối với bất kỳ ai bị bệnh tim mạch, khi trời trở lạnh cần phải có biện pháp phòng chống đột quỵ đặc biệt. Tuy nhiên, những biện pháp phòng ngừa đột quỵ khá đơn giản và có thể dễ dàng thực hiện như sau:

Cách phòng chống đột quỵ mùa lạnh

Luôn giữ ấm cho cơ thể

Hạn chế thời gian ở ngoài trời lạnh, và nếu bạn ra ngoài, hãy mặc ấm, nhiều lớp, che đầu và tay, đi tất và giày ấm. Đặc biệt là khi vừa thức dậy, nên làm nóng cơ thể bằng một vài động tác nhẹ sau đó mới nên bước ra ngoài. Điều này sẽ giúp nhiệt độ cơ thể không bị thay đổi đột ngột làm giảm nguy cơ đột quỵ. 

Đừng cố gắng hoạt động quá sức

Không hoạt động quá gắng sức trong thời tiết lạnh. Ngay việc đi bộ nhanh hơn bình thường gặp khi gió lạnh thổi vào mặt và cơ thể cũng đã là gắng sức. Chỉ ở ngoài trời lạnh thôi cũng thúc đẩy cơ thể chúng ta phải gắng sức hơn bình thường nhằm giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.

Đừng để cơ thể trở nên quá nóng

Mặc quần áo ấm sau đó tham gia hoạt động thể chất có thể dẫn đến cơ thể bị nóng bức. Ngược lại với lạnh, quá nóng sẽ làm cho các mạch máu đột ngột giãn ra và có thể dẫn đến hạ huyết áp ở một người bị bệnh tim mạch. Nếu bạn hoạt động ngoài trời lạnh và thấy mình đổ mồ hôi, như vậy bạn đang bị quá nóng và không ổn. Nếu bạn bị bệnh tim mạch, hãy coi đây là dấu hiệu nguy hiểm. Hãy dừng việc bạn đang làm và vào ngay trong nhà.

Hạn chế uống rượu, bia

Khi uống rượu, bia vào cơ thể sẽ nóng cho nên nhiều người thường nghĩ rằng vào mùa đông khi thời tiết lạnh uống rượu, bia sẽ tốt. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, chất cồn có trong rượu sẽ làm huyết áp tăng cao, gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu lên não.

Tắm đúng cách

Bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc khi vệ sinh thân thể vào mùa đông để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ:

- Không tắm và gội đầu cùng một lúc.

- Khi đói thì không được đi tắm hoặc vừa mới ăn xong cũng không nên đi tắm ngay mà cần ngồi nghỉ một lúc rồi mới tắm.

- Phải tắm nơi kín gió, ấm áp và không được tắm sau 10h đêm. Những ngày lạnh, khi vào ban đêm nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Chính vì vậy, tắm vào thời điểm này rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong cao.

- Dù cho vào mùa đông bạn tắm với nước nóng nhưng cũng không nên tắm quá lâu vì rất dễ khiến cơ thể mệt mỏi, nhiễm lạnh, dẫn tới rối loạn nhịp tim. Tốt nhất, chỉ nên tắm trong khoảng 10 phút và phải lau khô người ngay sau khi tắm.

Thiết lập một chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh

- Thực hiện chế độ ăn đủ chất để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng chống rét, bổ sung các loại vitamin A, C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- Giảm lượng cholesterol trong cơ thể bằng cách ăn nhiều rau củ quả bổ sung thêm vitamin, chất xơ,... giúp bảo vệ tim mạch, giảm huyết áp và phòng tránh tai biến mạch máu não, đột quỵ trong mùa đông.

- Thường xuyên vận động để rèn luyện thể chất để nâng cao sức khỏe.

Ngoài ra, chúng ta cần:

– Điều trị tốt bệnh huyết áp cao (nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não).

– Phòng và điều trị tiểu đường (yếu tố nguy cơ gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não).

– Khắc phục tình trạng tăng cholesterol máu cùng với triglyceride máu.

– Phòng và trị bệnh đa hồng cầu (có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não).

– Nên ăn nhiều rau củ quả; hạn chế muối; đời sống tình cảm tâm lý ổn định, tránh những xúc động hay chấn thương quá mức.

– Thay đổi nếp sống tĩnh tại, ít vận động; tăng cường tập thể dục, vận động vừa sức sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.

Nếu bạn bị bệnh tim mạch hay đột quỵ cũ, nhiệt độ lạnh có thể nguy hiểm hoặc thậm chí đe dọa tính mạng. Luôn nhớ đảm bảo rằng bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa thông thường có thể giảm nguy cơ nếu bạn ở trong môi trường lạnh.

ĐIỆN THOẠI LH: 0982744684

Ý kiến khách hàng

Tin khác

KU casino KuCasino BET188 JUN88.GG THA nhà cái uy tín tutbn nâng lông mày ghế massage giá rẻ
Qik Hair thoát vị đĩa đệm
Scroll