Tổng đài tư vấn
0982744684 |
Bán lẻ
0982744684 |
Hỗ trợ nhà thuốc
0982744684 |
Bệnh nhân bị ung thư phổi ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị thì cũng cần xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để cải thiện sức khỏe. Người bệnh phải cân đối các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày và cũng nên kiêng một số món có chứa nhiều mỡ, hải sản, khoai lang để đạt được kết quả điều trị tối ưu nhất.
Vậy người bị ung thư phổi nên ăn gì và kiêng ăn gì là tốt nhất để hỗ trợ trị bệnh hiệu quả nhất?
Ngũ cốc nguyên hạt hay còn gọi là ngũ cốc nguyên cám. Đây là nhóm thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất sẽ cung cấp rất nhiều Vitamin B và carbonhydrate cho người bệnh ung thư phổi. Những chất này sẽ kích thích não sản sinh ra chất serotonin, là một loại hormone giúp cho cơ thể không còn cảm giác chán ăn, buồn bực và giảm nhẹ các triệu chứng của ung thư phổi.
Nhóm các thực phẩm này gồm sữa, sữa chua, phô mai… Khi ăn các thực phẩm này, cơ thể người bệnh sẽ được cung cấp một lượng canxi và protein rất lớn. Trong đó, protein được coi như một chất có vai trò quan trọng trong việc tăng trọng lượng cơ thể, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch nhằm chống chọi lại các tế bào ung thư.
Người ung thư phổi nên ăn nhạt, tránh ăn mặn vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh có thể ăn các thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm dễ tiêu hóa như: súp, cháo...
Người bệnh ung thư phổi đôi khi bị ho ra máu, dẫn đến thiếu máu. Như vậy, một chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh nhân cần được bổ sung thêm thực phẩm nhiều đạm, ví dụ như các loại sữa ít béo và sản phẩm từ sữa như kem, phô mai, sữa chua.
Thịt và trứng tươi tự nhiên rất an toàn và tốt cho sức khỏe của người bệnh ung thư phổi. Trong thịt và trứng có nhiều lipid, là hợp chất béo có liên quan đến các cơ chế chống lại bệnh ung thư. Ngoài ra, thịt và trứng cũng có nhiều chất dinh dưỡng khác, nhằm nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn thịt trắng, là các loại thịt cá, gà, vịt, ngan, ngỗng… và hạn chế tối đa ăn các loại thịt đỏ là thịt của các loài động vật như thịt bò, thịt heo, thịt chó, thịt thú rừng…
Chất béo có lợi là chất dinh dưỡng có vai trò đẩy mạnh khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng vốn đã bị yếu đi của người bệnh. Ngoài ra, chất béo có lợi cũng được biết đến với khả năng ngăn chặn quá trình sụt cân ở người bệnh.
Do đó, trong khẩu phần ăn hằng ngày, người bệnh nên sử dụng các chất béo có lợi như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, bơ hay bổ sung thêm các loại hạt ngũ cốc, đậu phộng,...
Ung thư phổi nên ăn quả gì? Người bị ung thư phổi nên ăn quả giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân trong và sau quá trình điều trị. Hơn thế nữa, các nghiên cứu cho thấy rằng vitamin C có thể làm giảm sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư.
Các loại quả mọng rất tốt cho người ung thư phổi. Các loại quả mọng như quả việt quất, quả mâm xôi, và quả nam việt quất rất giàu chất anthocyanidin. Một dạng anthocyanidin được gọi là delphinidin - chất làm ức chế sự phát triển của các khối u, hạn chế khả năng tạo ra các mạch máu mới để mở rộng và gây chết tế bào trong các tế bào ung thư.
Các loại trái cây tốt cho người ung thư phổi là: Việt quất, cam quýt, chuối, đu đủ, bưởi, lê, dâu tây,...
Trà xanh giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư phổi. Trà xanh không chỉ có vai trò phòng ngừa mà còn có thể có ích đối với những người đang bị ung thư phổi.
Đối với người bệnh ung thư phổi, 2 tách trà xanh mỗi ngày có thể giúp cơ thể hấp thụ được hợp chất polyphenols trong trà xanh; từ đó phát huy công dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Khi mắc ung thư phổi, bên cạnh việc áp dụng các liệu pháp chữa trị, người bệnh cũng nên kiêng một số món có chứa nhiều mỡ, hải sản, khoai lang để đạt được kết quả điều trị tối ưu nhất. Những thực phẩm mà người bệnh ung thư phổi cần tránh là:
Thuốc lá là thủ phạm chính “mở đường” cho ung thư phổi xuất hiện và phát triển. Bên cạnh đó, rượu, bia và các chất kích thích cũng “góp” một phần trong quá phát triển kích thước khối u phổi ác tính. Vì vậy thuốc lá, chất kích thíc, rượu bia và đồ uống chứa cồn được liệt vào “danh sách cấm” của người bệnh ung thư phổi.
Các loại đồ ăn nuôi dưỡng và làm cho các tế bào ung thư (hoặc tạo môi trường) cho nó phát triển mạnh. Ví dụ: đường và bột tinh chế, nước soda… Vì vậy, tuyệt đối không ăn đường và các sản phẩm chứa đường. Không ăn các loại mật, kể cả mật ong (honey).
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Một trong những thực phẩm cấm kỵ đối với bệnh nhân ung thư phổi đó là thức ăn nhiều dầu mỡ, béo. Đặc biệt, những bệnh nhân ung thư phổi với dấu hiệu có đờm màu trắng, nếu dùng thức ăn có chứa dầu mỡ, chất béo sẽ khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh.
Không phải tất cả các loại hải sản đều không tốt cho sức khoẻ người bị ung thư phổi mà chỉ có một số loại không tốt, cần kiêng tuỳ vào từng tình trạng bệnh. Cụ thể, nếu người bệnh bị ho, đờm nhiều, đờm có mủ,… tuyệt đối không dùng những thực phẩm hải sản như tôm, cua, các loại ốc,…
Những thực phẩm có vị cay ăn vào dễ gây nóng cơ thể thì hoàn toàn nên được cắt bỏ trong chế độ ăn của người bị ung thư phổi. Bởi bản thân người mắc bệnh đã có cơ quan thanh nhiệt và đường tiêu hoá bị tổn thương khá nặng nề. Việc dùng những thực phẩm này chỉ càng làm bệnh tình thêm nặng.
Theo chuyên gia dinh dưỡng những loại thực phẩm hun khói và đồ nướng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe nói chung và việc điều trị bệnh ung thư phổi nói riêng. Chính vì vậy, đó là thực phẩm mà bệnh nhân ung thư phổi nên tránh xa.
Người bị ung thư phổi sẽ ho rất nhiều do nhiều đờm. Nên tuyệt đối không uống các đồ uống lạnh. Ngoài ra cần kiêng các thực phẩm như lạc, khoai lang, vì sẽ gây nhiều đờm làm bệnh nhân ho nhiều và mệt mỏi hơn.
Nếu bụng trướng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng và nhầy, phải dùng ít hoặc kiêng dùng sữa bò, đường, dưa muối, trái cây sống lạnh, các thức ăn dầu mỡ ngậy béo để tránh trợ hàn thấp và sinh đờm.
Qua bài viết của shopduoc.vn mọi người đã nắm được thông tin bị bệnh ung thư phổi nên ăn gì và kiêng ăn gì rồi. Tóm lại bệnh nhân ung thư phổi cần có một chế độ ăn uống cân bằng, kết hợp uống thuốc và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị để kìm hãm sự phát triển bệnh ung thư phổi ở thời gian dài nhất có thể.