Tổng đài tư vấn

0982744684

Bán lẻ

0982744684

Hỗ trợ nhà thuốc

0982744684

Xuất huyết giảm tiểu cầu - Dấu hiệu, triệu chứng bệnh

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

Xuất huyết giảm tiểu cầu được hiểu là một chứng rối loạn đông máu gây ra do hệ thống miễn dịch. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh Giảm tiểu cầu

1- Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gì?

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là tên gọi tắt của bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là một loại bệnh lý miễn dịch. Nó là một chứng rối loạn đông máu gây ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tiểu cầu khỏe mạnh làm giảm lượng tiểu cầu trong máu.

Tiểu cẩu là gì?

Thành phần tế bào bao gồm các tế bào hồng cầu tạo nên màu đỏ của máu, các tế bào bạch cầu màu trắng và các tế bào tiểu cầu màu vàng.

  • Hồng cầu: cung cấp chất dinh dưỡng và khí Oxy cho mô, tế bào
  • Bạch cầu: chống lại vi khuẩn bảo vệ cơ thể
  • Tiểu cầu: giúp đông máu khi cơ thể có vết thương, ngăn cản sự chảy máu

Bình thường, trong 1µl máu chứa 140.000 đến 440.000 tế bào tiểu cầu. Nếu số tiểu cầu thấp hơn 50.000 tế bào/µl, triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ xuất hiện.

Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gì?

Bình thường khi cơ thể bị vật lạ xâm nhập, ví dụ như vi trùng, vi rút, ký sinh trùng…, tế bào bạch cầu sẽ tạo ra một chất gọi là kháng thể để chống lại các vật lạ này. Khi mắc bệnh tự miễn, cơ thể nhận diện lầm một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể mình là vật lạ và tự sinh ra kháng thể để chống lại cơ quan, bộ phận đó. Trong trường hợp này cơ thể người bệnh tự sinh ra kháng thể chống lại tiểu cầu. Các kháng thể này gắn vào tiểu cầu và làm tiểu cầu bị phá hủy ở lách, hậu quả là giảm số lượng tiểu cầu trong máu, cơ thể sẽ dễ bị chảy máu với một tác động nhẹ.


2- Nguyên nhân nào gây ra bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu?

Bất kỳ ai cũng có thể mắc xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch bao gồm:

  • Giới tính: nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới
  • Trẻ em bị bệnh nhiễm vi rút như sởi, quai bị, vi rút viêm đường hô hấp.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.


Xuất huyết giảm tiểu cầu có 2 nguyên nhân chính là:

Tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi: Trong nhóm tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi có một số bệnh như: nhiễm khuẩn huyết, bệnh sốt xuất huyết dengue nặng gây giảm tiểu cầu hoặc các u máu lớn ở các vị trí khác nhau của cơ thể.

Giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương: có thể là bệnh tủy xương gây giảm các mẫu tiểu cầu như bệnh suy tủy toàn bộ, suy một dòng mẫu tiểu cầu hay các bệnh ác tính ở tủy xương như ung thư di căn tủy, bạch cầu cấp... Khi đó giảm tiểu cầu là tình trạng thứ phát do các bệnh chính gây ra.

Ngoài ra, một số bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nhưng không xác định được nguyên nhân hay còn được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh lý tự phá hủy tiểu cầu do chính hệ miễn dịch của người bệnh gây nên.


3- Những dấu hiệu và triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là gì?

Người bệnh có thể chưa có dấu hiệu nào bất thường, chỉ tình cờ xét nghiệm máu phát hiện số lượng tiểu cầu giảm thấp.

Các triệu chứng phổ biến nhất của xuất huyết giảm tiểu cầu là:

  • Có những vết bầm tím mà không rõ tại sao lại bị bầm tím. Dấu hiệu này được gọi là ban xuất huyết
  • Những đốm nhỏ màu đỏ hoặc tím trông giống như phát ban
  • Da có thể chuyển sang màu vàng, được gọi là vàng da
  • Chảy máu cam
  • Người bệnh có những cơn sốt
  • Đi ngoài ra ma
  • Kinh nguyệt kéo dài (Rong kinh)
  • Chảy máu chân răng
  • Đau đầu


dấu hiệu bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu


Trong trường hợp rất nghiêm trọng, đột quỵ, chảy máu nội tạng nặng hoặc hôn mê có thể xảy ra. Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Suy thận
  • Số lượng tiểu cầu thấp 
  • Số lượng hồng cầu thấp (gây ra bởi sự phá vỡ sớm của các tế bào hồng cầu)
  • Vấn đề về hệ thần kinh
  • Chảy máu nghiêm trọng
  • Đột quỵ


4- Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không? Cách điều trị bênh?

Giảm tiểu cầu là một bệnh khá nguy hiểm nhưng không phải bệnh nan y. Đây không phải bệnh di truyền nhưng là chứng bệnh hay tái phát, bệnh nhân phải khám định kỳ hằng tháng.


Bác sĩ bắt đầu điều trị khi số lượng tiểu cầu của người bệnh dưới 20 x 109/L hoặc khi số lượng tiểu cầu của người bệnh dưới 30 x 109/L kèm xuất huyết da niêm nhiều


Các bác sĩ thường điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu bằng cách cố gắng đưa khả năng đông máu của người bệnh trở lại bình thường. Các phương pháp điều trị bệnh: 


Điều trị Huyết tương: 

Phương pháp điều trị thông thường cho xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối do di truyền là tiêm tĩnh mạch huyết tương. Huyết tương là phần chất lỏng của máu có chứa các yếu tố đông máu cần thiết. 


Điều trị bằng Thuốc:

Nếu việc điều trị huyết tương không thành công, bác sĩ có thể bắt đầu điều trị bằng thuốc để ngăn cơ thể người bệnh phá hủy enzyme ADAMTS13. Thuốc lựa chọn điều trị hàng đầu là các thuốc nhóm Corticoids. 

Khi sử dụng các thuốc này, các bác sĩ thường dùng liều cao và kéo dài để ức chế miễn dịch của người bệnh. Các thuốc này khi ngưng đột ngột sẽ gây ra biến chứng suy tuyến thượng thận cấp. Vì vậy người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ từ liều dùng cho đến thời gian dùng thuốc.

Thuốc nhóm Corticoids khi dùng kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ: viêm dạ dày, tăng huyết áp, tăng đường huyết, giữ nước, loãng xương, đục thủy tinh thể….Tuy nhiên vì bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng nên việc sử dụng thuốc là việc cần thiết. Bác sĩ sẽ theo dõi sát và xử trí các biến chứng và tiến hành giảm liều thuốc Corticoids phù hợp với tình trạng bệnh.

Một trong các thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu là thuốc Imurel 50mg. Xem hướng dẫn sử dụng thuốc tại website: http://shopduoc.vn


Phẫu thuật: 

Trong trường hợp tái phát nhiều lần, người bệnh phụ thuộc thuốc Corticoids hoặc khi có quá nhiều biến chứng do thuốc mà tình trạng bệnh không ổn định thì phải Cắt lá lách. Cắt lách nội soi tương đối an toàn, tỉ lệ đáp ứng tăng tiểu cầu là 70-80% và tỉ lệ giữ được đáp ứng lâu dài là 60-70%.


5- Một số lưu ý khác đối với người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

  • Hạn chế vận động mạnh, hạn chế chơi những môn thể thao có tính đối kháng và va chạm nhiều
  • Theo dõi kinh nguyệt đối với trẻ em gái đến tuổi dậy thì, nếu lượng máu kinh nhiều nên báo với bác sĩ để có điều trị thích hợp.
  • Khi bị một bệnh lý khác như huyết khối tĩnh mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp… người bệnh cầnphải sử dụng thuốc kháng đông phải khai rõ tình trạng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu và thuốc đang sử dụng nếu có với bác sĩ.
  • Khi người bệnh cần nhổ răng, làm thủ thuật xâm lấn hoặc phải phẫu thuật cũng cần khai rõ tiền sử bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu của minh.
  • Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ nếu tình trạng bệnh chưa ổn định thì nên tránh mang thai vì có thể không an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
  • Điều quan trọng nhất là người bệnh phải tái khám và tuân thủ điều trị vì tính chất nguy hiểm và dễ tái phát của bệnh cũng như các tác dụng phụ thường gặp của thuốc


6- Bị giảm tiểu cầu Ăn gì để tăng tiểu cầu?

Vì sao khi bị sốt xuất huyết, tiểu cầu lại giảm?

  • Các thực phẩm giàu omega-3, vitamin, sắt và các khoáng chất khác giúp chống lại các kháng thể và cũng làm tăng số lượng tiểu cầu. Bạn cũng có thể tiêu thụ các loại trái cây như đu đủ, kiwi, cam, quả mọng ... để giúp tăng số lượng tiểu cầu.
  • Vitamin B-12: Vitamin này giúp giữ cho các tế bào máu khỏe mạnh. Thiếu B-12 có liên quan đến tiểu cầu thấp trong sốt xuất huyết. Có những thực phẩm này để tăng tiểu cầu: Gan bò, Sò, Trứng, Sản phẩm sữa...
  • Sắt: Sắt giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh. Bạn có thể tiêu thụ những thực phẩm có chứa chất sắt rất quan trọng đối với sức khỏe và số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết: Con trai sông, Hạt bí ngô, Đậu lăng, Thịt bò...
  • Vitamin C: đóng một vai trò quan trọng giúp tiểu cầu hoạt động hiệu quả. Nó cũng giúp hấp thụ sắt giúp tăng số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết. Nguồn vitamin C tốt bao gồm: Xoài, Trái dứa, Bông cải xanh, Ớt chuông xanh hoặc đỏ, Cà chua, Súp lơ...
ĐIỆN THOẠI LH: 0982744684

Ý kiến khách hàng

Tin khác

zalo
Scroll