Tổng đài tư vấn

0982744684

Bán lẻ

0982744684

Hỗ trợ nhà thuốc

0982744684

Bệnh thận mãn tính và những biến chứng của suy thận mạn

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

Bệnh thận mãn tính là gì? Những dấu hiệu và triệu chứng từng giai đoạn cũng như các biến chứng bạn cần biết

1- Bệnh thận mạn là gì

Bệnh thận mạn tính hay bệnh thận mãn tính là tình trạng thận bị suy giảm hoặc mất chức năng đào thải các chất độc và dịch thừa ra khỏi máu trong khoảng thời gian vài tháng hoặc nhiều năm. 

Bệnh suy thận mãn tính có thể tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối, gây tử vong nếu không được chạy thận nhân tạo (lọc máu) hoặc ghép thận. Những bệnh mạn tính tạo thành nguyên nhân chính gây tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần 38 triệu người chết mỗi năm vì các bệnh không truyền nhiễm.

Suy thận mạn có mấy giai đoạn?

Bệnh suy thận mạn sẽ tiến triển qua 5 giai đoạn theo mức độ nặng dần. Theo đó, suy thận mạn giai đoạn 5 là trầm trọng nhất và thường có chỉ định phải thay thế thận để duy trì sự sống.

Suy thận mạn có mấy giai đoạn

2- Dấu hiệu triệu chứng của suy thận mãn

Bệnh thận mãn tính rất nguy hiểm bởi khi ở giai đoạn đầu bệnh thường không có các triệu chứng rõ ràng, các dấu hiệu cảnh báo chỉ xuất hiện khi thận đã bị tổn thương thận nặng nề.

Các triệu chứng của bệnh suy thận mạn thường gặp là:

- Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt, hoa mắt chóng mặt. Mức độ thiếu máu tương ứng với độ nặng của bệnh. Suy thận càng nặng thì thiếu máu càng nhiều làm bệnh nhân mệt mỏi, ăn kém, giảm các hoạt động thường ngày.

- Tăng huyết áp: là triệu chứng hay gặp nhất. Tăng huyết áp lâu ngày, tăng huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch,..

- Triệu chứng về tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn giai đoạn sau có thể ỉa chảy, loét miệng, loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa

- Giảm lượng nước tiểu, đi tiểu thường xuyên về đêm và nước tiểu đậm

- Triệu chứng thần kinh-cơ: chuột rút, cảm giác dị cảm, kiến bò, bỏng rát ở chân.

- Quá tải thể tích chất lỏng có thể từ nhẹ phù nề đến đe dọa tính mạng phù phổi.

- Đau ngực, nếu chất lỏng tích tụ xung quanh lớp lót của tim

- Khó thở, nếu chất lỏng tích tụ trong phổi.

Suy thận mạn, trái ngược với suy thận cấp, là một loại bệnh tiến triển chậm và dần dần. Phát hiện sớm có thể ngăn ngừa được bệnh. 

Triệu chứng suy thận mạn tính diễn tiến qua 5 giai đoạn như sau:

Suy thận mạn giai đoạn 1 và 2: Bệnh chỉ biểu hiện nhẹ, các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng như tiểu đêm nhiều lần, chán ăn, thiếu máu nhẹ, mệt mỏi, tức hai bên thắt lưng. Ở giai đoạn suy thận mạn giai đoạn 1 và 2 bệnh rất khó phát hiện nên người bệnh thường không biết mình đã bị suy thận. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện và có phương án điều trị đúng đắn cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc sống chung với bệnh cũng như trị dứt điểm các triệu chứng khó chịu của bệnh là hoàn toàn có thể.

Suy thận mạn giai đoạn 3: Suy thận độ 3 khiến thận không còn hoạt động tốt như bình thường. Thận bị mất chức năng từ nhẹ đến trung bình, tốc độ lọc cầu thận nằm trong mức từ 30 – 59 mL/phút/1,73m2. Nhiều người mắc bệnh suy thận độ 3 mà không có bất kỳ dấu hiệu nào. Những người khác biểu hiện triệu chứng như sưng ở tay và chân, đau lung, đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường.

Suy thận mạn giai đoạn 4: Tiến triển bệnh đã nặng, mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 20 ml/phút, creatinin máu tăng trên 300 μmol/l . Các biểu hiện lâm sàng bắt đầu xuất hiện rõ ràng bao gồm: tiểu đêm nhiều, buồn nôn, chán ăn, xuất huyết đường tiêu hóa, gò gò xanh xao, tăng huyết áp, đau đầu, phù nề tay chân, ngứa toàn thân. Nặng hơn có thể gây khó thở, co giật, hôn mê. Giai đoạn này người bệnh cần phải sử dụng phương pháp chạy thận để giúp thận loại bỏ các chất độc trong máu.

Suy thận mạn giai đoạn cuối: Lúc này thận bị hư tổn rất nặng, mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 15 ml/phút. Các biểu hiện lâm sàng của thận về tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, da và máu xuất hiện nhiều. Khi xuất hiện các triệu chứng suy thận mạn tính ở giai đoạn cuối này, bắt buộc người bệnh phải chạy thận nhân tạo và ghép thận để kéo dài sự sống.

3- Nguyên nhân gây suy thận mãn tính

Bệnh thận mãn tính xảy ra khi chức năng của thận bị suy giảm, khiến tổn thương thận trở nên tồi tệ hơn trong vài tháng hoặc nhiều năm.

- Tiểu đường type 1 hay 2.

- Tăng huyết áp.

- Bệnh viêm cầu thận.

- Bệnh viêm thận mô kẽ.

- Bệnh thận đa nang.

- Tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài, do một số nguyên nhân như tuyến tiền liệt mở rộng, sỏi thận và một số bệnh ung thư

- Trào ngược bàng quang – niệu quản, do nước tiểu dội ngược lên thận.

- Nhiễm trùng thận tái phát, còn được gọi là viêm bể thận

4- Những biến chứng suy thận mạn

Các biến chứng của bệnh suy thận mạn thường gặp là:

- Ứ dịch: gây phù tay và chân, tăng huyết áp, hay ứ dịch trong phổi ( phù phổi).

- Tăng Kali máu đột ngột: có thể làm suy yếu chức năng tim và đe dọa tính mạng.

- Bệnh tim mạch.

- Loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương.

- Thiếu máu.

- Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương hay giảm khả năng sinh sản.

- Tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể làm giảm tập trung, thay đổi tri giác hay co giật.

- Giảm miễn dịch, dễ bị nhiễm trùng.

- Viêm màng ngoài tim.

- Đối với phụ nữ có thai: nguy cơ cao cho mẹ và thai nhi.

- Tổn thương thận không hồi phục chuyển sang bệnh thận mạn giai đoạn cuối.

Biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối

Suy thận mạn giai đoạn cuối là giai đoạn thứ 5 theo quá trình tiến triển, đồng nghĩa với việc thận không còn đủ khả năng để hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Một số biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối có thể kể đến gồm:

- Người bệnh sẽ bị nhiễm trùng da do da khô và gây ngứa ngáy khó chịu

- Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng trong cơ thể

- Xương yếu đi nhiều

- Tổn thương thần kinh

- Thay đổi nồng độ đường huyết

- Nồng độ chất điện giải bất thường

- Đau cơ xương khớp.

Đặc biệt, người bệnh có thể sẽ xuất hiện một số biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối mặc dù ít phổ biến nhưng nghiêm trọng hơn như:

- Suy gan

- Chứng tăng năng tuyến cận giáp

- Co giật

- Rối loạn xương khớp

- Suy dinh dưỡng

- Thiếu máu

- Chảy máu dạ dày và ruột

- Rối loạn chức năng não và mất trí nhớ

- Dễ bị gãy xương

- Các vấn đề về tim và mạch máu

- Tích tụ dịch nhầy ở phổi.

5- Phương pháp điều trị bệnh thận mạn

Không có biện pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn suy thận mạn tính. Nhưng việc điều trị có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện các triệu chứng, hạn chế nguy cơ các biến chứng. 

Nếu thận của bạn bị tổn thương trầm trọng, chuyển sang giai đoạn cuối, bạn cần chạy thận nhân tạo, hay thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống.

Điều trị nguyên nhân: bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân gây ra bệnh thận mạn và điều trị tích cực. Vd: tiểu đường, tăng huyết áp, tăng acid uric, giải quyết tắc nghẽn đường tiểu ....

Điều trị biến chứng: có thể kiểm soát được biến chứng, giúp cho bệnh nhân khỏe hơn.

- Thuốc điều trị tăng huyết áp: Bệnh nhân bị bệnh thận mạn có thể bị tăng huyết áp rất khó điều trị. Bác sĩ sẽ cho bạn thuốc hạ huyết áp, có thể bác sĩ cho bạn dùng thêm thuốc lợi tiểu và cho bạn ăn chế độ ăn giảm muối.

- Thuốc hạ Cholesterol máu.

- Thuốc điều trị thiếu máu: Erythropoietin.

- Thuốc giảm phù: lợi tiểu.

- Thuốc bảo vệ xương: Calcium và vitamin D; Thuốc gắn kết Phosphate ( phosphat binder) để giảm nồng độ phosphate máu, bảo vệ mạch máu của bạn không bị vôi hóa.

- Chế độ ăn giảm Protein: để hạn chế việc tăng các chất cặn bã như urea, creatinin trong máu.

Điều trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối:

- Chạy thận nhân tạo ( Hemodialysis): máy chạy thận sẽ đào thải các chất cặn bã và nước dư ra khỏi cơ thể mà thận của bạn không còn đảm đương được việc này.

- Ghép thận: Từ người hiến thận còn sống hay từ người hiến thận chết não.

Hiện nay có thuốc hỗ trợ điều trị bệnh suy thận mạn rất hiệu quả đó là thuốc  Sevelamer 800mg được sử dụng để kiểm soát lượng phốt pho trong máu ở bệnh thận mãn tính. Bênh nhân đang lọc máu, làm sạch máu khi thận không hoạt động bình thường.

Thuốc Sevelamer hỗ trợ điều trị suy thận mạn

Để biết giá thuốc Sevelamer Biogaran 800mg bao nhiêu? Vui lòng liên hệ với shopduoc.vn để được tư vấn và mua thuốc với giá cạnh tranh nhất thị trường. 

ĐIỆN THOẠI LH: 0982744684

Ý kiến khách hàng

Tin khác

zalo
Scroll