Tổng đài tư vấn
0982744684 |
Bán lẻ
0982744684 |
Hỗ trợ nhà thuốc
0982744684 |
Ung thư vú là một bệnh lý ác tính xuất hiện trong các tế bào ở mô của vú. Những tế bào này thường phát sinh từ các ống dẫn hoặc tiểu thùy ở vú, sau đó có thể lây lan trong các mô hoặc cơ quan và các bộ phận khác của cơ thể
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi tác, theo thống kê, dưới 10% ung thư vú xảy ra trước tuổi 40, 25% xảy ra trước tuổi 50 và trên 50% xảy ra sau 50 tuổi. Với nam giới ung thư vú rất hiếm gặp.
Tỷ lệ ung thư vú ở các nước phát triển cao hơn nhiều so với ở các nước đang phát triển. Có nhiều lý do, tuổi thọ có thể là một trong những yếu tố then chốt - ung thư vú phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi.
2- Nguyên nhân gây ra ung thư vú
Một số yếu tố nguy cơ tồn tại làm tăng tỷ lệ ung thư vú của nữ giới bao gồm:
– Phụ nữ lớn tuổi (trên 50 tuổi), phụ nữ chưa có con hoặc sinh con sau 30 tuổi cũng có khả năng cao.
– Do di truyền, nếu trong nhà có mẹ hoặc chị mắc bệnh trước thời kỳ mãn kinh thì nguy cơ các cặp gen kết hợp lại với nhau gây ra ung thư vú cao hơn.
– Có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi).
– Một số nghiên cứu cho hay phụ nữ có thói quen hút thuốc, uống rượu bia trong vòng 5 năm kể từ khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt có đến 70% phát triển ung thư trước tuổi 50 cao hơn so với những người không hút.
– Phụ nữ có mô vú dày, điều trị xạ trị ở ngực trước tuổi 30, người béo phì.
– Hormone thay thế trị liệu (HRT; estrogen cộng với progesterone) làm tăng nguy cơ ung thư vú nhẹ sau 5 năm điều trị.
– Thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ một chút nếu được sử dụng trong nhiều năm.
3- Dấu hiệu triệu chứng ung thư vú
Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Khoảng 10% bệnh nhân không bị đau, không thấy khối u hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:
Sưng hoặc có khối u ở nách: Khối u ác tính thường có đặc điểm là cứng, không đau khi chạm vào. Có khối u ở gần vú hoặc nách là dấu hiệu phổ biến nhất ở những người bị ung thư vú. Khối u ác tính thường có đặc điểm là cứng, không đau khi chạm vào. Để phát hiện sớm các cục u ở vú, chị em nên sờ nắn, kiểm tra vú hàng tháng, sau khi sạch kinh bởi đó là thời điểm vú mềm nhất.
Thay đổi về hình dạng vú, kích thước: Nhiều phụ nữ không sờ thấy khối u như thông thường mà họ thấy ngực to hơn, trễ thấp hơn, có hình dạng khác thường so với bên vú còn lại. Đây cũng là triệu chứng của ung thư vú, thường gặp ở những người có mô vú dày đặc. Có tới 50% phụ nữ có mô vú dày đặc, và điều này khiến cho việc phát hiện ung thư vú gặp khó khăn hơn.
Sự thay đổi ở núm vú: Một trong những vị trí phổ biến nhất mà khối u thường xuất hiện là bên dưới núm vú, gây ra những thay đổi và cảm nhận ở núm vú. Ở những người mắc bệnh, núm vú thường dẹt hơn, tụt vào trong, tiết dịch hoặc máu. Da xung quanh núm vú có thể có vảy, viêm…
Ngứa ở ngực: Triệu chứng này chủ yếu liên quan tới ung thư vú viêm, và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú viêm thường bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay sần sùi như vỏ cam.
Đau ở vai, lưng trên hoặc cổ: Ở một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp.
Vú bị đỏ và sưng: Nhiều người trải qua các triệu chứng như ngực nóng, hay ửng đỏ (thậm chí có màu tím), sưng đau… thường chỉ nghĩ đơn giản là nhiễm trùng, chẳng hạn nhu viêm vú. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của ung thư vú viêm.
Đau ở ngực hoặc vú: Đau ở bệnh nhân ung thư vú, được mô tả là cơn đau buốt, đến và đi nhanh chóng, giống như một luồng điện nhẹ đi từ ngực trái đến ngực phải.
Ung thư vú tái phát và triệu chứng cảnh báo Ung thư vú tái phát là khi ung thư quay trở lại sau điều trị ban đầu, nó có thể tái phát bất kỳ thời điểm nào tại chỗ, tại vùng, có thể di căn các tạng: hạch, xương, gan, phổi, não... Khi ung thư tái phát di căn thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
Triệu chứng tái phát tại chỗ:
- Khối u cục cứng tại vùng vú đã phẫu thuật.
- Da trên vú co rút hay phù nề, viêm đỏ.
- Xuất hiện 1 hay nhiều khối u không đau sờ rắn dưới da.
- Tiết dịch, rỉ nước hoặc sẹo mổ không liền.
Khối u di căn:
- Sờ thấy hạch vùng cổ, vùng trên xương đòn, cứng, ít di động.
- Sờ thấy hạch vùng nách cùng bên hay đối bên.
- Đầy bụng, khó tiêu.
- Đau tức bụng, đau đầu, chóng mặt,rối loạn thị giác....
Bạn có thể tự khám vú của mình với các bước sau để sớm phát hiện bệnh sớm nhất để kịp thời điều trị:
Khám lâm sàng tuyến vú:
Phụ nữ từ 20 đến 30 tuổi nên khám lâm sàng tuyến vú hàng năm. Nếu có những dấu hiệu bất thường ở vú, người bệnh có thểthực hiện chụp X quang tuyến vú hoặc siêu âm để xác định bệnh.
Chụp X quang tuyến vú (hay còn gọi là nhũ ảnh):
Hiện nay chụp X quang tuyến vú là một trong những phương tiện quan trọng để tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư vú. Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên tiến hành chụp X quang định kỳ 1 lần/năm theo tư vấn của các bác sỹ.
Tuy nhiên chụp X quang tuyến vú khó có thể phát hiện thấy khối u ở những phụ nữ trẻ do mô vú ở độ tuổi này khá dày đặc.
Sinh thiết vú:
Các bác sỹ sẽ lấy ra một mẫu mô rất nhỏ từ vú, các mô này sẽ được thử nghiệm và kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện bệnh. Sinh thiết được tiến hành để khẳng định chẩn đoán. Vì đây là một kỹ thuật khá phức tạp nên người ta chỉ thực hiện sinh thiết khi đã thực hiện những kỹ thuật đơn giản hơn (chụp X quang, siêu âm) mà vẫn chưa xác định được bệnh.
Xét nghiệm tế bào học:
Đây là kỹ thuật chuẩn đoán nhanh trong y học nhằm phát hiện bệnh ung thư. Theo đó, người ta sử dụng một chiếc kim ngắn, nhỏ hơn kim lấy máu để lấy tế bào của khối u vùng vú, da, tuyến giáp, hạch và tuyến nước bọt… phân tích dưới kính hiển vi. Mục đích của xét nghiệm tế bào học là nhằm phát hiện ung thư.
5- Cách điều trị ung thư vú
Ung thư vú có chữa được không? 80% bệnh nhân có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu. Và rất nhiều trường hợp có thể sống sót đến hàng chục năm.
Đối với ung thư biểu mô ống xâm lấn hoặc ung thư vú giới hạn ở khu vực ống dẫn sữa, tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao hơn. Có khoảng 20% – 30% các trường hợp ung thư vú là ung thư này, và hầu như luôn có thể chữa khỏi.
Các cách điều trị ung thư vú có thể thay đổi một chút, tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Tất cả phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, tế bào ung thư, tuổi, sức khỏe và tiền sử bệnh của bệnh nhân và các yếu tố khác, như kích thước khối u và sự phát triển của nó. Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư vú:
Phẫu thuật ung thư vú
Đối với khối u nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật bóc tách. Nếu ung thư đã lan rộng, bác sĩ sẽ tiến hành đoạn nhũ (đây là kỹ thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú bao gồm phần da, núm vú và tuyến sữa).
Các bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện đoạn nhũ tiết kiệm da giúp cho việc tái tạo tuyến nhũ thuận lợi hơn, đồng thời cũng có thể nạo hạch sinh thiết nhằm phân tích tế bào để phát hiện ung thư đã di căn tới hạch hay chưa. Trong một số trường hợp thì phụ nữ mắc ung thư vú có thể lựa chọn cắt bỏ tuyến vú bên lành (còn gọi là “đoạn nhũ dự phòng”) nếu các nguy cơ cao như tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư vú hoặc mang gen đột biến có liên quan đến bệnh.
Liệu pháp xạ trị
Phương pháp này sẽ sử dụng các chùm tia năng lượng cao như tia X và proton để diệt các tế bào ung thư. Sau khi bệnh nhân được đoạn nhũ thì sẽ dùng các chùm tia này để chiếu xạ bên ngoài nhằm đảm bảo rằng các tế bào ung thư đã được tiêu diệt hết.
Liệu pháp hoá trị
Sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Đối tượng áp dụng là những người mà tế bào ung thư có nguy cơ cao tái phát hoặc lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể. Đôi khi hóa trị cũng được chỉ định trước tiên nhằm làm thu gọn khối u bướu lớn để hỗ trợ việc loại bỏ nó dễ dàng trong quá trình phẫu thuật. Hóa trị thường được chỉ định là khi tế bào ung thư đã lan rộng, mục đích là để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng kèm theo.
Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị ung thư vú để tăng chất lượng đời sống cho người bệnh và kéo dài thời gian sống như thuốc Vidatox Plus.
Phát hiện sớm bệnh ung thư vú là một trong những chiến lược được coi là hiệu quả nhất trong việc làm giảm tử vong do ung thư gây ra (giảm khoảng 20%). Ung thư vú giai đoạn 1 thường có tỷ lệ sống cao (trên 5 năm) đạt 80-90%.
Do đó cần tăng hiểu biết về bệnh nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu liên quan đến bệnh.
- Nắm rõ các nguyên nhân gây ra ung thư vú để có biện pháp phòng tránh
- Cần tự kiểm tra vú ở nhà thường xuyên bằng các động tác đơn giản
- Nên đi khám sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện ra bệnh
- Khi phát hiện ra hạch bất thường ở nách và vú cần đến cơ sở y tế khám luôn, tránh chần chừ, có thể làm giảm cơ hội chữa khỏi bệnh
- Xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, tăng thêm thực phẩm giàu phytoestrogènes
- Lưu ý một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, lợi tiểu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.