Tổng đài tư vấn

0982744684

Bán lẻ

0982744684

Hỗ trợ nhà thuốc

0982744684

Ung thư vòm họng - Nguyên nhân, dấu hiệu triệu chứng bệnh

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

Ung thư vòm họng là bệnh ác tính và ít có biểu hiện ở giai đoạn sớm.

1- Ung thư vòm họng là gì?

Ung thu vòm họng là ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất và đáng nghi ngại nhất trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ. Đứng thứ 4 trong nhóm 6 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam (dạ dày, gan, vú, phổi, vòm họng, tử cung), chiếm tỷ lệ 10-12%. 

Ung thư vòm họng là một dạng ung thư đầu và cổ. Nó thường bắt đầu trong cổ họng (hầu họng), hộp giọng nói (thanh quản), dây thanh âm hoặc amidan. Khi khối u phát triển nó thâm nhập vào mảng nhầy và các lớp cơ đến các mô xung quanh. 

Bị ung thư vòm họng các hạch bạch huyết, cổ, phổi và các cơ quan khác có thể dần dần bị ảnh hưởng. 

Giai đoạn ung thư biểu mô vòm họng hầu được dựa trên khám lâm sàng và X quang. Hầu hết các bệnh nhân có giai đoạn III hoặc IV bệnh.


Các giai đoạn của bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng Giai đoạn I: một khối u nhỏ giới hạn trong vòm họng. Giai đoạn đầu của ung thư vòm họng thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên thường khó phát hiện bệnh ở giai đoạn này

Ung thư vòm họng Giai đoạn II: Giai đoạn này vẫn được xem là giai đoạn đầu của ung thư vòm họng, khối u không quá 2 cm và ung thư chưa đến được bạch huyết nên còn có cơ hội sống khá cao nếu được điều trị kịp thời.

Ung thư vòm họng giai đoạn III: ở giai đoạn này các tế bào ung thư đã phát triển và bắt đầu lây lan sang các khu vực lân cận và gây nên những tổn thương mà không thể khắc phục được nữa.

Ung thư vòm họng giai đoạn IV: Giai đoạn này là giai đoạn cuối của bệnh ung thư vòm họng. Lúc này các tế bào ung thư đã lan đến môi và miệng đồng thời đã phá hủy các hạch bạch huyết.

2- Nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng gặp ở những đối tượng có độ tuổi từ 3 - 84 tuổi, trong đó 40 - 60 tuổi chiếm trên 50%. Nam gặp nhiều hơn nữ với tỉ suất là 3/1.

Ung thư biểu mô vòm họng (NPC) là do sự kết hợp của các yếu tố: virut, ảnh hưởng môi trường, và di truyền. Sau đây là một số nguyên nhân chính: 

- Có tiền sử người thân trong gia đình (cha/mẹ/anh chị em) bị ung thư vòm họng

- Có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích

- Có thói quen ăn nhiều các thực phẩm lên men: đồ muối chua, thịt hun khói, cá muối,…

- Người làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với khói, bụi, hóa chất, tia phóng xạ, cao su, nhựa tổng hợp,…

- Yếu tố địa lý: Ung thư vòm thường gặp với tỷ lệ cao ở các nước Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc nhưng ít gặp ở các nước Âu Mỹ. Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ của ung thư vòm họng.

3- Dấu hiệu triệu chứng ung thư vòm họng

Đa phần các biểu hiện của ung thư vòm họng khó xác định được ở giai đoạn đầu, bởi có nhiều triệu chứng giống với các bệnh liên quan đến tai, mũi, họng, cảm cúm thông thường. Vì thế, người bệnh thường hay chủ quan, lơ là khi có biểu hiện của bệnh. 

- Các dấu hiệu ở cổ: sưng cổ, xuất hiện hạch cổ 1 bên

- Các dấu hiệu ở tai: Ù tai, nghe kém ở 1 bên, tăng dần, và thường nghe kém tiếng trầm.

- Các dấu hiệu ở mũi: ngạt mũi 1 bên (tăng dần), chảy nước mũi có máu

- Đau đầu: là dấu hiệu hay gặp nhất, thường nhức nửa đầu, âm ỉ suốt ngày.

dấu hiệu triệu chứng ung thư vòm họng

Nhưng khi bệnh ung thư vòm họng tiến triển sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:


Nổi hạch ở cổ: Khi xuất hiện tế bào ung thư ở vòm họng, chúng sẽ nhanh chóng lây lan khắp vùng cổ. Khi các tế bào ung thư phát triển, sẽ hình thành các hạch cứng ở cổ, không gây đau cho người bệnh.

Khó nuốt: Tình trạng khó nuốt, đau họng thường hay gặp phải ở người bệnh ung thư vòm họng. Lúc này có thể có một khối u phát triển trong cổ họng. Khối u sẽ ngăn chặn thức ăn đi qua cổ họng gây ra tình trạng khó nuốt, đau họng.

Thay đổi giọng nói: Khàn giọng, thay đổi giọng nói không rõ ràng có thể là một dấu hiệu của ung thư vòm họng. Do đó, đừng chủ quan khi nhận thấy giọng nói của mình có chút thay đổi so với bình thường.

Ho kéo dài, ù tai, ngạt mũi: Tình trạng ho kéo dài có thể cảnh báo dấu hiệu ung thư vòm họng. Nếu bạn bị ho dai dẳng cần hết sức lưu ý. Trường hợp ung thư vòm họng xâm lấn ra các vị trí xung quanh có thể khiến người bệnh thường xuyên bị ù tai một bên, ngạt một bên mũi kèm theo chảy máu mũi.

Chảy máu cam: Chảy máu vùng mũi là một trong những triệu chứng sớm nhất của căn bệnh ung thư vòm họng. Ở giai đoạn cuối, máu mũi sẽ chảy ra liên tục và thường xuyên hơn.

Mắt giảm thị lực: Khi khối u vòm họng lan rộng có thể gây liệt các dây thần kinh chi phối hoạt động mắt dẫn tới tình trạng lác mắt, lồi mắt, sụp mí, giảm thị lực…

4- Phương pháp chuẩn đoán ung thư vòm họng

Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư vòm họng thường không có biểu hiện rõ ràng, do đó để phát hiện sớm ung thư vòm họng các phương pháp chẩn đoán được thực hiện bao gồm:

Kiểm tra vùng cổ họng: 

Để xác định vị trí, hình dáng, kích thước, khối u hạch các bác sĩ sẽ tiến hành quan sát từ đầu tới cổ để kiểm tra xem có sự nổi lên bất thường của hạch trên cổ hay không. Sau đó các bác sĩ sẽ dùng tay để kiểm tra vùng cổ, cằm, xương quai xanh, sau đó, tiến tới kiểm tra dưới xương lưỡi, vòm họng xem có khối u hạch nổi lên không. Đối với những bệnh nhân khi thấy vòm mũi họng có vật cản, cần thực hiện phương pháp chẩn đoán này để phát hiện sớm ung thư vòm họng.

Nội soi vòm họng:

Nội soi vòm họng là cách đơn giản để kiểm tra ung thư vòm họng. Bằng cách này, bác sĩ sẽ quan sát, nắm bắt tình hình xâm lấn của khối u. Nếu khối u bắt đầu hình thành dưới niêm mạc mũi họng, có thể rất khó để quan sát. Lúc này, người bệnh có thể cần thêm các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT. Chẩn đoán bằng  phương pháp nội soi sẽ giúp phát hiện vị trí khối u vòm họng nằm ở đâu, để điều trị bằng phương pháp phẫu thuật và xạ trị.

Nội soi ung thư vòm họng

Ảnh Chẩn đoán ung thư vòm họng bằng phương pháp kiểm tra vùng cổ

Kiểm tra hình ảnh: 

Đây là phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng cho ra kết quả chính xác nhất. Kiểm tra hình ảnh giúp xác định vị trí ung thư và mức độ lan rộng:

Chụp X – quang: chính giữa vòm họng hoặc một bên vòm họng sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí, hình thái và kích thước khối u. Ngoài ra, còn theo dõi được sự thay đổi ở cơ quan mềm và sụn.

Chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT: Đây là phương pháp phù hợp để chẩn đoán ung thư vòm họng. Thông qua hình ảnh, bác sĩ sẽ xác định mức độ phát triển của khối u trong vòm họng, tình trạng di căn hạch cổ đến các cơ quan trên cơ thể.

Siêu âm: là phương pháp sử dụng sóng âm, bệnh nhân được yêu cầu nằm ngửa, sau đó bác sĩ bôi một loại gel lên đầu dò vùng cần siêu âm, đầu dò này sẽ được di chuyển xung quanh vùng cần kiểm tra để phát hiện hạch cổ, định vị khối u và xác định mức độ xâm lấn. Đây là một phương pháp tiện lợi, không gây tổn thương, chi phí thấp.

Sinh thiết: bao gồm sinh thiết qua nội soi, chọc hút bằng kim. Các bác sĩ sẽ loại bỏ một số mẫu mô tại các khu vực bất thường và quan sát dưới kính hiển vi (sinh thiết) để chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng.

5- Cách điều trị ung thư vòm họng

Nếu ung thư vòm họng được phát hiện ở giai đoạn đầu, nó có thể được chữa khỏi bằng bức xạ và phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu nó không được phát hiện sớm cần phải phẫu thuật rộng và thanh quản và hầu họng có thể phải cắt bỏ bạn sẽ phải học lại cách nói. 

Phẫu thuật: Một vài trường hợp khi phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm sẽ được chỉ định phẫu thuật. Với kỹ thuật phẫu thuật nền sọ và phẫu thuật nội soi tiến bộ như hiện nay đã mở ra cơ hội điều trị bệnh cao hơn nhờ phẫu thuật cho những bệnh nhân mắc ung thư vòm họng nhưng kém đáp ứng với tia xạ như thể sừng hóa hay ung thư tái phát. 

Xạ trị: Là biện pháp điều trị ung thư vòm họng chủ yếu hiện nay. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể được điều trị chỉ bằng xạ trị đơn thuần, với liều xạ 5 ngày/tuần, kéo dài từ 6 - 8 tuần liên tiếp. 

Trước khi xạ trị vùng vòm họng thì các bác sĩ sẽ khám rất kỹ vùng răng miệng của bệnh nhân. Thông thường, những xạ trị vùng đầu hoặc cổ, đặc biệt ở vùng vòm họng hoặc thanh quản, amidan thì dù ít dù nhiều cũng sẽ ảnh hưởng những vùng răng và miệng. 

Hóa trị: Khi ung thư vòm họng đã di căn xa đến các bộ phận khác hoặc khi xạ trị thất bại thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp truyền hóa chất (hóa trị). Các dòng hóa chất được đưa trực tiếp vào cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này thường để lại nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi...

Vừa hóa trị và xạ trị: Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm (khi tổn thương còn khu trú ở vòm họng, chưa di căn xa) và điều trị kịp thời, đúng phác đồ thì khả năng khỏi bệnh tương đối cao, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên đến 70 - 90%. Sau xạ trị, có thể phối hợp vừa hóa trị vừa xạ trị; hóa trị dẫn đầu, sau đó xạ trị kế tiếp; hoặc là xạ trị rồi, tiếp tục hóa trị... tùy theo từng giai đoạn của bệnh.

6- Cách cải thiện sức khỏe và phòng chống ung thư vòm họng

Các phương pháp cải thiện sức khỏe cho người mắc bệnh ung thư vòm họng

- Kiêng hoàn toàn thuốc lá, rượu bia và các đồ uống có cồn, có gas

- Giữ tâm thế bình tĩnh, điều chỉnh thái độ tâm lý lạc quan. Ngoài ra, một lối sống sinh hoạt và ăn uống lành mạnh có thể giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

- Kiêng hoàn toàn thuốc lá, rượu bia và các đồ uống có cồn, có gas

- Không ăn thức ăn mặn, thức ăn muối như thịt muối, cá muối, thức ăn lên men như dưa muối, cà muối

- Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

- Tập thể dục thể thao để tăng sức sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể

- Hỗ trợ bằng thuốc Vidatox Plus của Cuba. Vidatox Plus là loại thuốc ngăn cản sự phát triển của ung thư đang được sử dụng trên thị trường hiện nay. Là một loại thuốc được điều chế từ nọc bọ cạp xanh của Cu Ba đã được thử nghiệm trên hơn 10,000 bệnh nhân ung thư và đã mang lại những kết quả khả quan trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như ngăn chặn sự phát triển của khối u cho bệnh nhân ung thư. Vidatox sử dụng hữu hiệu nhất với các ca ung thư: Ung thư vòm họng ; Ung thư phổi, ung thư gan; Ung thư tuyến tiền liệt, Ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng và trực tràng,...

Thuốc Vidatox Plus điều trị ung thư

Để dự phòng ung thư vòm họng cần duy trì một lối sống lành mạnh:

- Không hút thuốc lá: nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc không hút thuốc là có thể làm giảm được đáng kể nguy cơ gây lên ung thư vòm họng. Nếu như bạn có hút thuốc lá, lời khuyên tốt nhất là bỏ thuốc trong thời gian sớm nhất để đảm bảo sức khỏe.

- Hạn chế sử dụng bia, rượu và các loại đồ uống có chứa cồn trong sinh hoạt hàng ngày.

- Không nên ăn nhiều các thực phẩm được chế biến theo phương thức lên men như: thịt muối, dưa muối, cà muối…

- Không ăn thức ăn khi còn nóng tránh gây tổn thương đến vùng hầu họng.

- Luyện tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe.

Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính và thường ít có biểu hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, tiến trình của bệnh lại phát triển rất nhanh, vì vậy khi xuất hiện những biểu hiện của ung thư vòm họng dưới đây, người bệnh cần đến các cơ sở y tế sớm nhất.

Để biết thêm thông tin về thuốc và mua thuốc Vidatox Plus Liên hệ DS Trung: 0983.744.684
ĐIỆN THOẠI LH: 0982744684

Ý kiến khách hàng

Tin khác

KU casino KuCasino BET188 JUN88.GG THA nhà cái uy tín tutbn nâng lông mày ghế massage giá rẻ
Qik Hair thoát vị đĩa đệm
zalo
Scroll