Tổng đài tư vấn

0982744684

Bán lẻ

0982744684

Hỗ trợ nhà thuốc

0982744684

Ung thư dạ dày nên ăn gì tốt cho sức khỏe

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị bệnh

Để kéo dài thời gian sống, người bị bệnh ung thư dạ dày cần tích cực điều trị và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần có đủ các dưỡng chất sẽ giúp kéo dài thời gian sống.


Ung thư dạ dày nên ăn gì

1- Người bị ung thư dạ dày nên ăn gì?

Nguyên tắc chung trong ăn uống người bị ung thư dạ dày:

Thức ăn mềm dễ tiêu: Nguyên tắc dinh dưỡng đối với bệnh ung thư dạ dày là bổ sung đầy đủ các chất và ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ (được hầm nhừ, hoặc xay nát) để hệ tiêu hóa bớt phải hoạt động.

- Người bệnh cần chú ý nên ăn chậm, nhai kỹ: để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn. 

- Chia thành nhiều bữa nhỏ: theo lời khuyên của bác sỹ người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn ra thành 6 - 8 bữa/ngày là hợp lý.

- Dùng thức ăn lạnh và nguội

- Hạn chế thức ăn cứng, thô, sống, chiên dòn, nướng dòn

Các loại thực phẩm tốt cho người bệnh dạ dày: 

Nên ăn thực phẩm giàu protein: 

Các loại thực phẩm giàu protein không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết giúp cho sức khỏe người bệnh mau chóng phục hồi. Nguồn cung cấp Protein cho bệnh nhân ung thư dạ dày rất đa dạng, trong đó có một số thực phẩm được khuyên dùng như:

- Các loại thịt, ưu tiên các loại thịt trắng như thịt gà, thịt cá và nên nấu mềm.

- Bổ sung Protein tự nhiên thông qua sữa, các chế phẩm từ sữa như pho mát.

- Các loại trứng như gà, vịt.

Chất béo không bão hòa: Các chất từ hạt cải dầu, dầu oliu, hạt ô liu, quả bơ,…là nguồn dinh dưỡng có giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể nên là lựa chọn mà người mắc bệnh ung thư dạ dày không thể bỏ qua.

Ngũ cốc có hàm lượng chất xơ thấp, nguyên cám: Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại ngũ cốc ít chất xơ như gạo trắng, bánh mì trắng, lúa mì, các sản phẩm từ gạo trắng, hoặc mì ống thông thường,đậu, mè đen,…

Chọn ăn các loại hoa quả ít chất xơ: hoặc loại bỏ phần xơ của hoa quả. Một số loại rau xanh và hoa quả người bệnh ung thư dạ dày nên bổ sung như:

- Bắp cải: Trong bắp cải có chứa nhiều vitamin K1 và vitamin U giúp chống lại tình trạng viêm loét dạ dày đồng thời bảo vệ lớp nhầy giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày.

- Rau chân vịt: Có chứa hàm lượng xen-lu-lô-zơ lớn có thể thúc đẩy nhu động đường ruột giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

- Táo, lê: Táo giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và có tác dụng giảm béo giảm đau đầu, giảm tỉ lệ đột quỵ ở người già. Bên cạnh đó, táo còn được biết đến với tác dụng giảm các triệu chứng đầy bụng, ăn uống khó tiêu hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

- Đu đủ chín: Chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt tốt trong việc bảo vệ dạ dày, thành phần chính trong đu đủ là các enzyme phân giải protein giúp hệ tiêu hóa tốt hơn đồng thời xoa dịu các cơn đau của dạ dày.

- Chuối chín: Chuối chín có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ chất nhầy làm trung hòa axit. Trong chuối chín có chứa pectin đảm bảo hệ tiêu hóa được cân bằng tốt nhất. Lưu ý, không nên ăn chuối khi đang đói sẽ khiến cho bệnh dạ dày khó chịu hơn và dễ gặp phải các triệu chứng nhu buồn nôn, chóng mặt..

- Cam, chanh, dứa,… (giúp cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin C, cải thiện sức đề kháng).

2- Người bị ung thư dạ dày nên kiêng ăn gì?

Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên cắt giảm các thực phẩm có chứa chất ngọt như đường, kẹo, nước trái cây nhiều đường. Có rất nhiều loại thực phẩm cần tuyệt đối tránh với bệnh nhân ung thư dạ dày vì những loại này có thể làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày nhiều hơn.


Ung thư dạ dày nên kiêng gì

- Các loại đồ chua, cay như cóc, xoài, bưởi chua, dấm ớt...

- Thực phẩm làm hư bề mặt dạ dày như rượu bia, café, chè...

- Các loại chất xơ khó hòa tan thường là thành phần cứng có trong các loại thực phẩm như:

- Tránh Các loại chất xơ khó hòa tan thường là thành phần cứng có trong các loại thực phẩm như: ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu nguyên hạt chứa vỏ

- Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn (cacbon-hydrat) như: kẹo, bánh ngọt, soda thường, bánh quy, khoai tây chiên,….

- Cắt giảm các chất phụ gia, đặc biệt là muối cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản.


3- Một số lưu ý khi bị ung thư dạ dày

- Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, tuân thủ các phương pháp điều trị, bệnh nhân cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

- Trong giai đoạn điều trị, bệnh nhân tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác. Kiêng cà phê đậm, trà đặc vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

- Nên chia bữa chính thành các bữa nhỏ để dễ tiêu hóa. Khi ăn không nên cố gắng ăn quá no vì sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

- Chú ý ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn có thể được tiêu hóa dễ dàng hơn.

- Thời gian giữa các bữa cần khoa học, tránh ăn khuya, bỏ bữa, ăn muộn.

- Tích cực luyện tập thể dục thể thao để cơ thể được khỏe mạnh.

- Giữ tâm lý lạc quan, thoải mái, suy nghĩ tích cực để việc điều trị có hiệu quả tích cực hơn.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của shopduoc.vn bạn sẽ có cho mình những kiến thức cần thiết về dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày.

ĐIỆN THOẠI LH: 0982744684

Ý kiến khách hàng

Tin khác

zalo
Scroll