Tổng đài tư vấn
0982744684 |
Bán lẻ
0982744684 |
Hỗ trợ nhà thuốc
0982744684 |
Người bị suy thận nên ăn và kiêng ăn gì để hạn chế biến chứng của bệnh? Sau đây shopduoc.vn chia sẻ chế độ dinh dưỡng cho người suy thận được các chuyên gia tư vấn.
– Protein: lượng protein cung cấp từ 0,6 - 0,8g / kg / ngày (nếu ure máu tăng). Đạm thực vật (gạo, mỳ, đậu đỗ...) nên ăn ít; nên chọn đạm có giá trị sinh học cao để hạn chế tăng ure máu. Nếu ure máu không tăng thì cho 1g / kg / ngày.
– Ăn nhạt: hạn chế muối, mì chính. Lượng muối và mì chính khoảng 2 - 4 g/ ngày.
– Giảm lượng Kali trong các bữa ăn: Chế độ ăn cho người suy thận cấp và mãn tính cần kiểm soát nghiêm ngặt lượng kali ăn vào bởi lượng kali trong máu tăng cao có thể dẫn tới loạn nhịp tim và tử vong.
– Hạn chế nước: nước uống bằng lượng nước tiểu hàng ngày và cộng thêm lượng nước mất không cảm nhận được (qua da, hơi thở, phân).
Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận nên có các loại thực phẩm sau:
– Chất bột đường: Người suy thận có thể ăn các loại chất bột ít đạm như miến, bột sắn dây, gạo xay trắng, khoai lang, khoai sọ, hủ tíu, bún, phở…
– Chất đạm: Thịt, cá, thịt gia cầm, trứng là những thực phẩm chứa nhiều đạm mà người bệnh có thể ăn. Nhưng người bị suy thận kèm rối loạn mỡ máu thì chỉ nên ăn 3 quả trứng/tuần, ăn cách ngày; thịt bò ăn 1 – 2 lần/tuần; cá biển (cá hồi, cá trích, cá nục…) ăn 2 lần/tuần. Tùy theo giai đoạn của suy thận mà lượng đạm bổ sung vào cơ thể sẽ khác nhau.
– Sữa cho người suy thận: Nên sử dụng các loại sữa chuyên biệt dành cho bệnh nhân suy thận đã lọc máu.
– Chất béo: Có thể sử dụng các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe như: dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu…, mỡ cá.
– Hoa quả nào tốt cho người suy thận? Ở giai đoạn suy thận nhẹ, người bệnh có thể sử dụng đa dạng các loại ra củ quả có màu xanh, đỏ, tím, vàng. Nếu bệnh nhân có kèm theo bệnh tiểu đường thì nên chọn các trái cây có đường huyết thấp như: táo tây, quýt, cam, bưởi….
- Những loại hoa quả giàu kali như xoài, chuối, bí đỏ...., thức ăn từ sữa như bánh sữa, sữa chua..., các loại phô mai, nội tạng động vật như gan, thận... cũng nên hạn chế sử dụng
- Hạn chế dùng những thức ăn nhiều nước như cháo, kem, súp, canh... Khi bệnh nhân bị tiêu chảy, mất nước, nôn mửa thì cần phải uống đủ nước để bù.
- Người bệnh thận mạn không nên ăn nhiều thức ăn giàu canxi như nghêu, tôm, cua...
- Bệnh nhân thận mạn không được ăn mặn, thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn khi ăn nhiều muối, chỉ nên ăn 2-4 g muối/ ngày.
- Bệnh nhân thận mạn nên giảm cholesterol và acid béo bão hòa trong mỡ động vật vì bệnh nhân có thể có nguy cơ cao bị rối loạn chuyển hóa lipid, xơ vữa động mạch đồng thời xảy ra các biến chứng liên quan đến tim mạch
– Làm giảm nhẹ được hội chứng ure máu cao.
– Làm chậm bước tiến của quá trình suy thận mạn. Thông qua cơ chế:
+ Giảm quá trình xơ hóa cầu thận
+ Giảm gánh nặng quá tải đào thải acid, ure, các nitro protein khác cho thận.
Như vậy, sau khi nắm được chế độ ăn cho người suy thận trên, chúng ta sẽ có cơ sở để xây dựng một khẩu phần ăn hiệu quả tốt nhất cho người bệnh