Tổng đài tư vấn

0982744684

Bán lẻ

0982744684

Hỗ trợ nhà thuốc

0982744684

Ung thư dạ dày - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

Ung thư dạ dày là loại ung thư ác tính nhất, dễ di căn. Các dấu hiệu nhận biết sớm, nguyên nhân và các cách điều trị bệnh ung thư dạ dày

1- Ung thư dạ dày là gì và các giai đoạn của bệnh?

Ung thư dạ dày là bệnh gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng phát triển khối u ác tính trong dạ dày. Bệnh xảy ra khi các tế bào trong dạ dày phát triển quá mức dẫn đến hình thành các khối u. Ung thư dạ dày là bệnh thường gặp và rất dễ di căn đến các bộ phận khác. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong.


Ung thư dạ dày là bệnh gì


Các giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày:


Giai đoạn 0

Khối u chỉ được tìm thấy trong lớp niêm mạc của thành dạ dày. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô.


Giai đoạn 1:

Khối u chỉ xâm lấn vào lớp thứ hai của thành dạ dày phần dưới niêm mạc. Các tế bào ung thư lây lan vào các hạch bạch huyết khác nhau. Số lượng hạch bạch huyết đã bị lây lan là dưới 6.

Hoặc, khối u đã xâm lấn cả vào lớp thứ hai và lớp thứ ba của thành dạ dày là lớp cơ và lớp niêm mạc dưới. Các tế bào ung thư không lây lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác.

Các giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày


Giai đoạn 2:

Khối u chỉ xâm lấn lớp dưới niêm mạc. Và các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.

Hoặc, khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư lan ra các 1 đến 6 hạch bạch huyết

Hoặc, khối u đã thâm nhập đến lớp ngoài của dạ dày. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác.


Giai đoạn 3:

Khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.

Hoặc, khối u đã xâm lấn đến lớp bên ngoài. Tế bào ung thư đã lan ra từ 1 đến 15 hạch bạch huyết.

Hoặc, khối u đã xâm lấn vào các cơ quan lân cận như gan, đại tràng, hoặc lá lách. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các bộ phận ở xa.


Giai đoạn 4:

Các tế bào ung thư đã lan rộng đến hơn 15 các hạch bạch huyết.

Hoặc, khối u đã xâm lấn cơ quan xung quanh và ít nhất 1 hạch bạch huyết.

Hoặc, các tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan xa.


2- Các dấu hiệu của ung thư dạ dày

Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày đang gặp nhiều khó khăn do các dấu hiệu ung thư dạ dày dễ gây nhầm lẫn. Bởi vậy những dấu hiệu ung thư dạ dày người bệnh cần ghi nhớ bao gồm:


Đau bụng

Người bị ung thư dạ dày thường xuất hiện những cơn đau thành từng đợt, kéo dài thường xuyên và nặng hơn. Triệu chứng đau bụng trên không theo quy luật, khác so với dấu hiệu đau bụng ở người bị bệnh viêm loét dạ dày.


Chán ăn

Đây là dấu hiệu ung thư dạ dày phổ biến, hầu hết người bệnh đều rơi vào tình trạng chán ăn không rõ nguyên nhân ở thời kỳ đầu của bệnh.

Nhiều người có khả năng mất cảm giác ngon miệng ở mức độ cao. Vì vậy, nếu đột nhiên bạn chán ăn, không ăn được hoặc không thể ăn, cân nặng sụt giảm, bạn cần tiến hành kiểm tra xem liệu trong dạ dày có mình có hình thành khối u hay không.


Các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày


Ợ nóng

Dấu hiệu ung thư dạ dày này khá phức tạp, nó vừa là triệu chứng ung thư dạ dày liên quan tới đau thượng vị hoặc đau bụng và đây là một yếu tố nguy cơ gây ung thư. Nguyên nhân ợ nóng có thể do viêm loét đường tiêu hóa vì axit trong dạ dày tiết ra nhiều khiến có có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn.


Sụt cân

Dấu hiệu ung thư dạ dày thường do tình trạng chán ăn gây nên, tuy nhiên cũng có thể là một dấu hiệu độc lập cảnh báo bệnh. Khi cơ thể đột ngột giảm cân bạn cần hết sức lưu ý đến căn bệnh ung thư dạ dày.


Nôn ra máu

Nôn ra máu cũng có thể là dấu hiệu ung thư dạ dày, đây là triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng, người bệnh cần hết sức lưu ý. Máu nôn ra có màu đỏ tươi và đôi khi lẫn cặn bã từ phần thức ăn chưa được tiêu hóa hết.


Đi ngoài phân đen

Nếu bạn đang mắc căn bệnh viêm loét dạ dày mà gặp phải hiện tượng đi ngoài ra phân đen hoặc trong phân có máu thì hãy coi chừng thì đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày.


Bên cạnh những dấu hiệu ung thư dạ dày trên, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác như: vùng thượng vị xuất hiện khối u cứng, ấn vào thấy đau, tĩnh mạch bị viêm tắc, da nổi nốt đen, màu da sẫm lại, viêm da, viêm cơ…


Khi có những dấu hiệu trên bạn nên đi kiểm tra. Những phương pháp dùng để chẩn đoán ung thư dạ dày bao gồm:

- Sinh thiết dạ dày

- Chụp CT dạ dày hoặc chụp X-quang

- Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) hoặc xét nghiệm phân.


3- Nguyên nhân của ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một căn bệnh phổ biến hiện nay do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, hàng năm có tới 80.000 người trên thế giới tử vong do bệnh này. Bởi vậy, việc nắm rõ nguyên nhân ung thư là việc rất quan trọng giúp phòng ngừa và điều trị căn bệnh nguy hiểm này hiệu quả.


Vi khuẩn Hp: Đây là tác nhân gây ung thư dạ dày hàng đầu, người bệnh cần hết sức lưu ý.


Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Việc ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn mặn, đồ nướng, chiên xào, các thực phẩm chứa chất bảo quản… là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn.


Yếu tố di truyền: Ung thư dạ dày có nguyên nhân gây bệnh do yếu tố di truyền. Tỷ lệ mắc bệnh ở những người có người thân mắc ung thư dạ dày là khá cao


Người mắc bệnh thiếu máu ác tính: Theo khảo sát của các chuyên gia y tế, thiếu máu ác tính cũng là một nguyên nhân lớn gây nên ung thư dạ dày


Người bị viêm dạ dày mạn tính: Những người bị viêm dạ dày mãn tính nếu không chữa trị kịp thời và triệt để thì có nguy cơ rất cao mắc bệnh ung thư dạ dày do các vết viêm, loét ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.


Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá…


Tâm lý: Thường xuyên lo lắng, trầm cảm, căng thẳng gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng viêm loét dạ dày mãn tính, đây là tác nhân gián tiếp gây tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.


4- Các phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày

Hiện nay, ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa và điều trị tốt nếu bệnh nhân đến bác sĩ khi bệnh chưa chuyển sang giai đoạn di căn.


Phẫu thuật: cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau 5 ngày bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện.


Hóa chất trị liệu: Đây là phương pháp điều trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Các thuốc này thường được dùng phối hợp với nhau trong một tuần, sau đó nghỉ thuốc 2 hoặc 3 tuần rồi lại dùng tiếp. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.


Điều trị bằng tia xạ: Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành. Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.


Thông thường, khi tiên lượng và điều trị bệnh ung thư dạ dày, các bác sĩ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố và giai đoạn bệnh. Ngoài ra, việc bệnh nhân trong quá trình điều trị có ý chí chiến đấu cao và lạc quan thường có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn.


Hiện nay khoa học ngày càng phát triển có rất nhiều thuốc hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, nên tuổi thọ người bệnh được kéo dài hơn rất nhiều so với trước. Bạn có thể tìm hiểu thêm thuốc Vidatox plus của cuba. Để biết chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc liên hệ shopduoc.vn - 0982.744.684.


5- Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Người ung thư dạ dày nên ăn những thực phẩm sau:


Bệnh càng nặng thì càng phải ăn uống thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, protein cao, vitamin đa dạng, như cá, thịt nạc, sữa, các loại nấm, nấm hương. Đặc biệt là cần ăn nhiều rau quả tươi, trong bữa ăn nên có một nửa là rau lá xanh.

ung thư dạ dày nên ăn gì

Rau củ quả tươi dồi dào hàm lượng vitamin, chất khoáng, chất xơ giúp tăng cường chất đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Rau củ quả tươi vừa giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể lại đẩy lùi được bệnh tật.


Ngoài ra, người bị ung thư dạ dày nên ăn những loại thức ăn mềm như: cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy... những thực phẩm giàu sắt và vitamin D, bơ, trứng, bông cải xanh và sữa. Khoai tây, khoai sọ, khoai lang luộc chín kỹ hoặc hầm nhừ dạng súp.


Các thực phẩm cần tránh cho bệnh nhân ung thư dạ dày:

Bệnh nhân cần tránh ăn chua, cay.

Những thực phẩm sau gây hại tổn thương niêm mạc cho bệnh nhân ung thư dạ dày cần chú ý:

- Tránh các loại thức ăn mang vị chua, cay: xoài, cóc, bưởi chua, dầm ớt….

- Không sử dụng rượu, bia, cafe,.. cho bệnh nhân ung thư dạ dày Không uống sữa lúc đói vì men của sữa ảnh hưởng cho dạ dày. K

- Không dùng những thực phẩm quá khô cứng: Kết hợp ăn bánh mì loại mềm tốt cho dạ dày nhưng đối với một số bánh mì cứng bệnh nhân phải bỏ qua.


Hy vọng shopduoc.vn đã chia sẻ những kiến thức hữu ích về bệnh ung thư dạ dày cho các bạn!

Xem thêm: Đau dạ dày nên ăn gì?

ĐIỆN THOẠI LH: 0982744684

Ý kiến khách hàng

Tin khác

KU casino KuCasino BET188 JUN88.GG THA nhà cái uy tín tutbn nâng lông mày ghế massage giá rẻ
Qik Hair thoát vị đĩa đệm
zalo
Scroll