Tổng đài tư vấn

0982744684

Bán lẻ

0982744684

Hỗ trợ nhà thuốc

0982744684

Bệnh tiểu đường - Triệu chứng và cách điều trị bệnh

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

Bệnh tiểu đường (Bệnh đái tháo đường) có nguy cơ ngày càng gia tăng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

1- Bệnh tiểu đường là gì? Phân loại bệnh

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường xảy ra khi cơ thể bị mất khả năng sản xuất  hormone insulin hoặc sử dụng insulin bất hợp lý. Bệnh nhân tiểu đường sẽ có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tại các cơ quan khác trên cơ thể như tim, thần kinh, thận, mắt,…

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bệnh tiểu đường có thể được chia thành 3 loại sau đây:

Phân loại bệnh tiểu đường


Bệnh tiểu đường tuýp 1: là bệnh tiểu đường do các tế bào β của tuyến tụy tiết ra insulin bị phá hủy. Đây là bệnh có tỷ lệ khởi phát cao ở đối tượng trẻ em và vị thành niên, có đặc trưng là thường đột nhiên phát triển và tiến triển nhanh chóng. Ngoài ra, các triệu chứng ban đầu của bệnh rất giống với triệu chứng bệnh cảm lạnh, nhưng sau đó xuất hiện thêm các triệu chứng như khát nước, đa niệu, đột nhiên giảm cân.

Tiểu đường tuýp 2 (type 2): là một loại bệnh tiểu đường khởi phát ở những người có yếu tố di truyền về bệnh tiểu đường và có “vấn đề lối sống” như béo phì, phàm ăn tục uống, thiếu vận động, căng thẳng. Bệnh tiểu đường tuýp 2 được coi là một trong “7 bệnh lối sống lớn”.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát chủ yếu ở những người sau độ tuổi trung niên. Đặc trưng của loại bệnh tiểu đường này là gần như không có triệu chứng cơ năng, thường khởi phát mà bệnh nhân không biết. 

Bệnh tiểu đường thai kỳ: đây là một tình trạng bất thường trong trao đổi chất đường do ảnh hưởng của việc mang thai và được phát hiện hoặc khởi phát lần đầu khi mang thai. Đây là một bệnh tiêu biểu ở phụ nữ mang thai, khi phụ nữ mang thai, hormone được tạo ra bởi nhau thai ức chế chức năng insulin, do đó gây ra sự tăng lượng đường trong máu.

2- Nguyên nhân của bệnh tiểu đường

Tùy vào từng loại  đái tháo đường mà có các nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:


Nguyên nhân gây tiểu đường type 1:

Theo các chuyên gia, chưa có nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 1. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường có thể là nguyên nhân gây bệnh. Những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 1:

- Trong gia đình có anh, chị, em hoặc mẹ bị đái tháo đường tuýp 1

- Trẻ trước 4 tháng tuổi bị thiếu Vitamin D hoặc uống sữa bò, ăn ngũ cốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh

- Đối tượng tiếp xúc với một số virus gây bệnh

- Cơ thể xuất hiện kháng thể bệnh tiểu đường


Nguyên nhân gây đái tháo đường type 2:

- Thừa cân: Khi các mô mỡ càng nhiều sẽ càng có nhiều tế bào đề kháng với In-su-lin.

- Ít vận động: Hoạt động thể chất sẽ giúp kiểm soát trọng lượng, sử dụng hết đường và làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với In-su-lin.

- Di truyền: Nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng nếu cha mẹ hoặc anh chị em đã mắc phải.

- Tuổi tác: Tiểu đường tăng lên khi già đi, đặc biệt là sau tuổi 40. Đó có thể là vì mọi người có xu hướng tập thể dục ít hơn, giảm khối lượng cơ và tăng cân khi có tuổi. 

- Tiền tiểu đường: Là tình trạng trong đó mức đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng không đủ cao để được phân loại như tiểu đường tuýp 2.

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ:

Quá trình mang thai sẽ làm cho cơ thể người mẹ phải tăng cường sản xuất insulin để ổn định mức đường trong máu. Tuy nhiên, có một số trường hợp mẹ mang thai không thể tự sản xuất đủ lượng insulin và dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu tăng lên.

Những đối tượng có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ đó là:

- Mẹ béo phì, thừa cân trước và trong khi mang thai

- Mang thai sau tuổi 30

- Đã có tiền sử mắc tiểu đường trong các lần mang thai trước đó

- Tiền sử gia đình có người thân bị tiểu đường tuýp 2

3- Dấu hiệu triệu chứng bệnh tiểu đường

Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là mức glucose - một loại đường trong máu cao hơn bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường có thể nhẹ đến mức bạn không nhận thấy chúng. Một số người không phát hiện ra họ bị bệnh cho đến khi gặp bệnh đã trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Với bệnh tiểu đường loại 1, các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng, trong vài ngày hoặc vài tuần.Các loại bệnh tiểu đường có thể có dấu hiệu báo hiệu tương tự hoặc khác nhau. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường có một số dấu hiệu cảnh báo chung.

Dấu hiệu triệu chứng của bệnh tiểu đường

Tiểu nhiều: 

Do nồng độ glucose huyết cao, nên nồng độ glucose trong nước tiểu đầu cao. Nồng độ này vượt quá ngưỡng glucose thận nên một phần glucose không được tái hấp thu ở ống lượn gần (proximal convoluted tubule). Vậy nên, glucose xuất hiện trong nước tiểu (đây là nguồn gốc của tên "Tiểu đường"). Lại có, nồng độ glucose nước tiểu cao làm tăng áp suất thẩm thấu nước tiểu. Vì thế, nước khuếch tán vào nước tiểu làm tăng khối lượng nước tiểu chính thức, gây tiểu nhiều (polyuria) làm cơ thể mất nước (dehydration). Sự mất nước làm tăng áp suất thẩm thấu trong cơ thể kích thích vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát nước (polydipsia).

Lượng nước tiểu thường từ 3 - 4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.

Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.

Đói và mệt: Cơ thể bạn chuyển đổi thức ăn bạn ăn thành glucose mà tế bào của bạn sử dụng để lấy năng lượng. Nhưng các tế bào của bạn cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể bạn không tạo ra đủ hoặc bất kỳ loại insulin nào, hoặc nếu các tế bào của bạn kháng lại insulin mà cơ thể bạn tạo ra, glucose không thể xâm nhập vào chúng và bạn không có năng lượng. Điều này có thể khiến bạn đói và mệt mỏi hơn bình thường.

Gầy, sụt cân nhanh: Dù ăn uống nhiều hơn bình thường, nhưng do cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, buộc phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ, làm cho bệnh nhân sụt cân, người gầy còm, xanh xao. Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7 - 10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).    

Uống nhiều: Mất nước làm kích hoạt trung tâm khát ở vùng hạ đồi, làm cho bệnh nhân có cảm giác khát và uống nước liên tục.

Khô miệng và ngứa da: Bởi vì cơ thể bạn đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu, nên độ ẩm cho những thứ khác sẽ ít hơn. Bạn có thể bị mất nước, và miệng của bạn có thể cảm thấy khô. Da khô có thể làm bạn ngứa.

Thị lực giảm: Thay đổi mức chất lỏng trong cơ thể bạn có thể làm cho tròng kính trong mắt bạn sưng lên khiến mắt mờ và thị lực giảm.

4- Các biến chứng của bệnh tiểu đường 

Biến chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1, tuýp 2:

- Bệnh tim mạch: Nếu mắc bệnh đái tháo đường, người bệnh có nguy cơ bị bệnh tim mạch như  đau thắt ngực, đau tim, hẹp động mạch, đột quỵ.

- Bệnh thần kinh: Lượng đường trong máu cao làm tổn thương dây thần kinh. Người bệnh sẽ gặp một  số triệu chứng như tê, ngứa, rát ở các đầu ngón chân, ngón tay và dần lan rộng ra các vùng khác.  Về lâu dài, bạn có thể bị hoàn toàn mất cảm giác. Nếu là nam giới có thể bị rối loạn cương dương.

- Bệnh thận: Lượng đường trong máu cao còn cản trở quá trình lọc máu của thận, có thể gây suy thận, bắt buộc bệnh nhân phải chạy thận hoặc ghép thận suốt đời.  Biến chứng của tiểu đường có thể khiến người bệnh phải chạy thận suốt đời.

- Bệnh về mắt: Đường huyết tăng có thể làm tổn thương võng mạc, gây ra mù lòa, đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp.

- Vết thương khó lành: Lượng đường trong máu cao khiến cho quá trình lưu thông máu đến chân kém hoặc làm tổn thương các dây thần kinh ở bàn chân. Nếu bạn không may bị vết cắt hoặc nổi mụn cũng rất dễ bị nhiễm trùng nặng, khó lành, có thể bị đoạn chi.

- Ngoài ra, bệnh đái tháo đường có thể gây ra một số biến chứng khác như nhiễm trùng da, khiếm thính, bệnh Alzheimer,…

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ:

Phần lớn phụ nữ mang thai bị tiểu đường đều sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát và điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con, cụ thể như sau:

- Biến chứng đối với người mẹ: Mẹ bầu dễ mắc chứng tiền sản giật, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng cả mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ cũng rất dễ mắc phải tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo hoặc tiểu đường tuýp 2 khi bạn già đi.

- Biến chứng đối với thai nhi: Nếu mẹ mang thai mắc bệnh tiểu đường, trẻ dễ gặp các vấn đề như: Kích thước thai nhi lớn hơn so với tuổi thai, bắt buộc mẹ phải sinh mổ, trẻ sau sinh có thể bị lượng đường trong máu thấp, nguy cơ mắc bệnh béo phì hoặc bị tiểu đường tuýp 2 khi lớn lên. Hoặc nếu người mẹ không điều trị bệnh sớm có thể khiến cho trẻ sẽ bị tử vong trước và sau khi sinh.

5- Cách chuẩn đoán bệnh tiểu đường

Xét nghiệm máu: Đo nồng độ đường trong máu lúc đói, sau khi ăn và sự dung nạp chất này.

- Đo nồng độ glucose trong máu lúc đói: Xác định tiểu đường trong 2 lần xét nghiệm đều cho kết quả là nồng độ glucose trong máu lúc đói cao hơn 126 mg/dl. Khi kết quả xét nghiệm có nồng độ từ 110 và 126 mg/dl thì coi là tiền tiểu đường, báo hiệu nguy cơ bị tiểu đường type 2 với các biến chứng của bệnh.

- Đo nồng độ glucose sau khi đã ăn: Nếu kết quả đo nồng độ glucose sau khi đă ăn cao hơn 200 mg/dl kèm các triệu chứng của bệnh (khát nhiều, đái nhiều và mỏi mệt) thì nghi ngờ bị bệnh tiểu đường.

- Đánh giá sự dung nạp sau khi uống glucose: Đôi khi các bác sĩ muốn chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường hơn nữa bằng cách cho uống đường glucose làm bộc lộ những trường hợp ĐTĐ nhẹ mà thử máu theo cách thông thường không đủ tin cậy để chẩn đoán. Cách đó gọi là "test dung nạp glucose bằng đường uống". Xét nghiệm nồng độ glucose sau khi uống 2 giờ. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ này vẫn cao hơn 200 mg/dl thì chẩn đoán là bị bệnh tiểu đường type 2.

Định lượng HbA1C:

Gần đây HbA1C được đưa vào các khuyến cáo để chẩn đoán đái tháo đường với điều kiện máy xét nghiệm HbA1C của cơ sở xét nghiệm phải được chẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nồng độ HbA1C phản ánh đường huyết trung bình trong 3 tháng qua và khi làm xét nghiệm lấy máu khá thuận tiện vì không cần người bệnh phải nhịn đói. Tuy nhiên, giá trị HbA1C sẽ không chính xác khi người đi tầm soát có các bệnh về máu, cô đặc máu hoặc mới truyền máu. Chẩn đoán đái tháo đường khi kết quả xét nghiệm nồng độ HbA1C ≥ 6,5%, tiền đái tháo đường khi giá trị HbA1C từ 5,7 – 6,4%.

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý. Nếu xét nghiệm lần đầu, đường huyết hoặc HbA1C của bạn đã cao hơn tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thì bạn vẫn cần xét nghiệm lại lần 2 để chẩn đoán xác định bạn bị bệnh đái tháo đường. Lần xét nghiệm lại cách lần đầu từ 1 đến 7 ngày.

6- Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Điều trị bằng chế độ ăn uống:

Người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý. Cụ thể như sau:

- Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ. Chỉ ăn thịt tối đa trong 2 bữa, các bữa còn lại nên bổ sung nhiều rau và các sản phẩm ngũ cốc.

- Loại bỏ các thức ăn nhiều mỡ. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…

- Chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu chín là chính, không rán, chiên, dùng mỡ động vật.

- Khi cần phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, cần phải giảm thức ăn một cách từ từ, theo thời gian. Không ăn kiêng một cách đột ngột sẽ có tác động xấu đến đường huyết. Khi đã đạt được mức yêu cầu cần duy trì chế độ ăn kiêng một cách kiên nhẫn, không được tăng, giảm tuỳ ý.

- Tuân thủ nguyên tắc thức ăn đa dạng, nhiều thành phần, ăn đủ để có trọng lượng vừa phải, hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật, ăn một lượng vừa phải chất xơ, hạn chế ăn mặn, tránh rượu bia và thức uống có cồn.

- Nên có bữa phụ trước khi đi ngủ, có thể chỉ cần một ly sữa hay một lát dưa hấu.

Điều trị bằng chế độ vận động

Theo khuyến cáo của Liên đoàn đái tháo đường thế giới, bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên tập luyện tổng cộng 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày mỗi tuần hoặc 150 phút/tuần. Loại vận động dẻo dài như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp, nên đạt đủ cường độ nhằm làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp. Khuyến khích tập luyện đối kháng 3 lần/tuần.

Điều trị bằng thảo dược

Một số thảo dược rất tốt cho người bệnh tiểu đường điển hình như mướp đắng, nha đam, cây cà ri, cây húng quế, lá xoài… Người bệnh có thể kết hợp bổ sung các thảo được này trong chế độ ăn uống sẽ tốt trong quá trình điều trị.

Điều trị tiểu đường bằng thuốc

Trong bệnh tiểu đường typ 1, các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra được insulin cho cơ thể. Lúc này bệnh nhân cần phải được điều trị bằng insulin.

7- Biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Để phòng ngừa bệnh, mỗi người nên có chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt hợp lý. Sau đây là một số cách giúp bạn phòng bệnh hiệu quả:

- Kiểm soát cân nặng: Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cơ thể không bị thừa cân, béo phì

- Thường xuyên tập thể dục: Bạn nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, trong đó có đái tháo đường.

- Uống đủ nước mỗi ngày: Uống đủ từ 2-3 lít nước mỗi ngày giúp bạn tránh thèm ăn các thực phẩm chứa nhiều đường và thanh lọc cơ thể.

- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi: Bạn nên bổ sung rau xanh và trái cây vào thực đơn mỗi ngày.

- Hạn chế hoặc tránh ăn đồ ngọt: Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, đường, nước ngọt,…làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Nên ăn quế vào bữa ăn: Bạn nên sử dụng quế làm gia vị ăn uống mỗi ngày vì quế giúp duy trì mức đường huyết ổn định.

- Ngủ đủ giấc: Nghiên cứu cho thấy người thiếu ngủ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người ngủ đủ 7-9h/ngày.

- Tránh stress: Bạn nên tập ngồi thiền hoặc thực hiện các bài tập thở hàng ngày để kiểm soát stress bởi căng thẳng cũng góp phần dẫn đến đái tháo đường.

Shopduoc Trung Quân đã chia sẻ vài thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

ĐIỆN THOẠI LH: 0982744684

Ý kiến khách hàng

Tin khác

KU casino KuCasino BET188 JUN88.GG THA nhà cái uy tín tutbn nâng lông mày ghế massage giá rẻ
Qik Hair thoát vị đĩa đệm
Scroll