Tổng đài tư vấn

0982744684

Bán lẻ

0982744684

Hỗ trợ nhà thuốc

0982744684

Sốt xuất huyết - Dấu hiệu, triệu chứng sốt xuất huyết

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

Triệu chứng của sốt xuất huyết. Cách điều trị sốt xuất huyết và cách chăm sóc người bệnh mau khỏi bệnh bạn cần biết

1- Thông tin bệnh sốt xuất huyết? 

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, đặc biệt là vào các tháng 7, 8, 9, 10. 

Sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết không lây trực tiếp qua đường hô hấp hay tiếp xúc từ người sang người. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Bạn có thể bị lây sốt xuất huyết như thế nào?

Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm vi rút Dengue không triệu chứng, sau đó lại đốt người khỏe mạnh thì sẽ truyền virus cho người lành qua vết đốt. Do đó, sốt xuất huyết có thể lây lan sang người khác qua muỗi đốt và phát triển thành dịch.

Bạn bị lây sốt xuất huyết bằng cách nào

Đặc điểm nhận dạng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết?

Đặc điểm nhận dạng loại muỗi Aedes là màu đen, thân và chân có những đốm trắng nên thường được gọi là muỗi vằn. Khi muỗi đốt người đang mang virus sốt xuất huyết Dengue, nó sẽ bị nhiễm virus. Virus phát triển trong con muỗi khoảng một tuần rồi truyền lên tuyến nước bọt. Sau thời gian này, muỗi đốt có khả năng truyền bệnh cho người lành.

Muỗi sẽ truyền bệnh sốt xuất huyết lúc nào?

Muỗi vằn chỉ đốt người vào ban ngày chứ không phải ban đêm. Thời kỳ cao điểm đốt người của nó là vào buổi sáng sớm và chiều tà, có thể đốt nhiều lần trong ngày nếu chưa no máu. Người dân Việt Nam thường chỉ có thói quen dùng màn vào ban đêm nên dù ban ngày ban vẫn bị muỗi vằn đốt và mắc bệnh.

2- Dấu hiệu và triệu chứng sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết có thể gặp ở tất cả lứa tuổi. Đối với trẻ, lứa tuổi thường gặp nhất là 5-15 tuổi. Trẻ càng nhỏ khi mắc bệnh sẽ dễ trở nặng vì triệu chứng ít điển hình, thường dễ nhầm với các bệnh khác như viêm họng, rối loạn tiêu hóa... và việc theo dõi cũng khó hơn trẻ lớn.

Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện khá đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Dấu hiệu và triệu chứng của sốt xuất huyết

Giai đoạn sốt Dengue: Thường trong 3 ngày đầu của bệnh với những biểu hiện:

- Bệnh nhân xuất hiện sốt rất cao (39-40 độ C), sốt liên tục, giai đoạn này kéo dài 3-4 ngày, khó hạ sốt. 

- Mệt mỏi, đau đầu, đau nhức hốc mắt, đau các khớp, đau mỏi người, có thể có viêm long đường hô hấp trên. 

- Chán ăn, buồn nôn.

- Da xung huyết, có thể có biểu hiện những chấm xuất huyết dưới da.

Giai đoạn Xuất huyết (Giai đoạn nguy hiểm):

- Thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh

- Xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết, thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím.

- Biểu hiện sốt có thể giảm hoặc vẫn còn sốt, xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng, có những biểu hiện xuất huyết rất đa dạng (do giảm tiểu cầu trong máu), là giai đoạn nhiều biến chứng xảy ra.

- Nếu bệnh nhân bị xuất huyết nặng, có thể có xuất huyết phổi, xuất huyết não. Ngoài hiện tượng thất thoát huyết tương, xuất huyết, có thể gặp biến chứng tổn thương nhiều cơ quan như tổn thương gan, thận, phổi, não là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sốt xuất huyết nặng.

- Đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã hốt hoảng (đây là hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu và tụt huyết áp), cần phải cấp cứu nhanh chóng.

Giai đoạn phục hồi:

- Khoảng 24 - 48 giờ sau giai đoạn nguy hiểm, cơ thể bệnh nhân có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch, giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng 48 - 72 giờ.

- Bệnh nhân hết sốt, tổng trạng tốt lên, thèm ăn uống trở lại, huyết động ổn định và đi tiểu nhiều.

- Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ.

- Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức cho bệnh nhân có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.

3- Cách điều trị sốt xuất huyết

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Việc sử dụng thuốc người bệnh cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể không tự ý mua thuốc về uống. 

Cách điều trị triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết:

Hạ sốt: Khi sốt < 38,5 độ C sử dụng các phương pháp vật lý như chườm bằng nước ấm vào các vùng trán, nách, bẹn, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát. Khi sốt từ 38,5 độ C chườm ấm kết hợp với thuốc Paracetamol (không được dùng ibuprofen hay aspirin để hạ sốt vì gây xuất huyết nặng hơn) liều 10-15mg/kg, 4-6 giờ/ lần. Chú ý nếu trẻ em có tiền co giật nên sử dụng thuốc khi trẻ sốt từ 38 độ C.

Bù nước và điện giải: Uống nhiều nước, dùng oresol hay hydrite để bù nước và điện giải. Nếu mất nước vừa và nặng người bệnh nôn nhiều không uống được truyền dung dịch Nacl 0,9%... để bù nước và điện giải cho người bệnh.

Chế độ chăm sóc cho người bệnh sốt xuất huyết:

- Người bệnh hạn chế đi lại, nghỉ ngơi tại giường.

- Mặc quần áo thoáng mát và mỏng, tốt nhất là được may từ vải cotton.

- Nếu điều trị ngoại trú cần thường xuyên theo dõi người bệnh khi có các dấu hiệu nặng lên: Có 5 dấu hiệu bệnh trở nặng cần nhận biết sớm để đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay: Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, nôn nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân mát, lạnh.

- Sốt xuất huyết nên ăn gì? 

++ Nên cho người bệnh sốt xuất huyết ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, uống nhiều nước lọc, nước pha oresol hay nước trái cây...

++ Hạn chế dùng những đồ ăn có màu đỏ, nâu hay đen để tránh nhầm lẫn với xuất huyết đường tiêu hóa.

4- Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ bằng cách nào?

Sốt xuất huyết hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vacxin phòng ngừa. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là chủ động kiểm soát các loại côn trùng trung gian truyền bệnh như: diệt muỗi, bọ gậy, phòng chống muỗi đốt cho trẻ bằng cách:

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

- Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

- Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

Phòng chống muỗi đốt:

- Mặc quần áo dài tay.

- Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

- Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…

- Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

- Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Hi vọng bài viết trên của shopduoc đã cung cấp các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết để bạn biết đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, chẩn đoán, điều trị và theo dõi những diễn biến nguy hiểm của bệnh. 

ĐIỆN THOẠI LH: 0982744684

Ý kiến khách hàng

Tin khác

KU casino KuCasino BET188 JUN88.GG THA nhà cái uy tín tutbn nâng lông mày ghế massage giá rẻ
Qik Hair thoát vị đĩa đệm
zalo
Scroll