Tổng đài tư vấn

0982744684

Bán lẻ

0982744684

Hỗ trợ nhà thuốc

0982744684

Bệnh động kinh ở trẻ em và những điều cần biết

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

Những dấu hiệu nhận biết sớm và hướng dẫn cách xử lý khi trẻ lên cơn và những điều cần biết về bệnh động kinh ở trẻ.

1- Bệnh động kinh ở trẻ em là gì?

Động kinh là tình trạng tổn thương não đặc trưng bằng sự lặp đi lặp lại những phóng lực kịch phát thành nhịp của tế bào não biểu hiện ra ngoài bằng:

- Cơn kịch phát về vận động (co giật các chi, co giật cơ), cảm giác, giác quan và tâm thần có tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần.

- Có hoặc không kèm theo mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn hoặc thay đổi về trạng thái tri giác.

2- Nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ em

Do các yếu tố xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh gây tổn thương não ở trẻ em.

Yếu tố nguy cơ trước sinh

− Mẹ bị chấn thương khi mang thai.

− Mẹ bị nhiễm độc chì nặng khi mang thai.

− Hẹp hộp sọ thai nhi.

Yếu tố nguy cơ trong sinh

− Đẻ non dưới 37 tuần.

− Cân nặng khi sinh dưới <2.500g

− Ngạt khi sinh.

− Can thiệp sản khoa: dùng kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy.

− Vàng da nhân não: vàng da sơ sinh sớm (ngày thứ 1 - 3) kèm theo dấu hiệu thần kinh như bỏ bú, tím tái, co giật, hôn mê.

− Hạ đường máu sau sinh nặng kèm theo suy hô hấp nặng.

Yếu tố nguy cơ sau sinh

− Chảy máu não-màng não.

− Nhiễm khuẩn thần kinh: viêm não, viêm màng não.

− Suy hô hấp nặng vì các nguyên nhân khác nhau.

− Chấn thương sọ não

− Bệnh chuyển hoá tiến triển.

Không rõ nguyên nhân: nhiều trường hợp động kinh nhưng không có nguyên nhân rõ ràng.

Dấu hiệu triệu trứng bệnh động kinh ở trẻ

3- Các dạng động kinh phổ biến và dấu hiệu nhận biết

Cơn cục bộ đơn giản: 

− Cơn cục bộ đơn giản vận động: Co giật ngón tay, ngón chân, nửa mặt, nửa người song không bị mất ý thức. Hoặc trẻ quay mắt, đầu, người và giơ tay giống như trẻ đang nhìn nắm tay của mình. Hoặc trẻ bị mất phát âm, không nói được. 

− Cơn cục bộ đơn giản giác quan, cảm giác: Rối loạn cảm giác thân thể đối bên (kiến bò, kim châm, đau như điện giật). Trẻ có thể có ảo giác (ánh sáng lờ mờ, tia sáng, điểm sáng, hình các ngôi sao) hoặc không nhìn thấy (bán manh, mù). Trẻ có cảm giác có tiếng động ù tai, tiếng huýt sáo. Trẻ có thể ngửi thấy mùi rất kỳ lạ khó chịu. Trẻ có thể có cảm giác chóng mặt quay cuồng, muốn ngã, bập bềnh. Trẻ có thể có cảm nhận vị đắng hoặc chua.

− Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng thực vật: Trẻ có thể tăng tiết nước bọt, nuốt, nhai, buồn nôn. Hoặc trẻ cảm thấy đánh trống ngực, nóng, xanh, tái, xung huyết, đái dầm, khó thở.

− Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng tâm thần: Trẻ mất khả năng nói, nói ngọng. Trẻ có thể cảm giác đã thấy, đã sống, chưa bao giờ thấy, không bao giờ sống, cảm giác quen thuộc hoặc xa lạ, mộng mị. Hoặc trẻ thấy khó chịu, sợ hãi, lo âu, cảm giác khủng khiếp, hiếm hơn là cảm giác dễ chịu, khát hoặc đói.

Cơn cục bộ phức tạp: Trẻ bị mất ý thức ngay từ đầu kèm các động tác tự động miệng (nhai, nuốt, liếm láp, ngoạm). Trẻ có thể có động tác bàn tay, cọ sát, gãi, cầm một vật, cài cúc áo, cởi cúc áo, lục túi, sắp xếp đồ vật, di chuyển đồ đạc. Hoặc có thể phát ra từ tượng thanh, tiếng kêu, nói một từ hoặc một đoạn câu.

4- Những khó khăn mà trẻ động kinh có thể gặp

Trẻ động kinh nặng không kiểm soát được bằng thuốc thường bị chậm phát triển trí tuệ nên gặp phải nhiều vấn đề như sau:

Vấn đề tự chăm sóc

− Trẻ có thể có rối loạn giấc ngủ.

− Khó khăn khi học kỹ năng tự chăm sóc và sinh hoạt hàng ngày.

− Có những nguy cơ, nguy hiểm nếu cơn động kinh xảy ra trong khi đi lại và sử dụng phương tiện giao thông công cộng như ngã, tai nạn.

Vấn đề học hành

− Một số trẻ động kinh phát triển trí tuệ bình thường, một số trẻ khác có thể có khó khăn về học đọc, học viết và tính toán.

Vấn đề vận động cảm giác

− Trẻ có thể khó khăn để đạt được các mốc phát triển vận động.

− Trẻ có thể có mất điều phối vận động.

− Trẻ có thể có các dị tật về nhìn như lác mắt, sụp mí, rung giật nhãn cầu.

Nhận thức

− Kém hoặc không chú ý, thiếu tập trung.

− Trí nhớ kém, nghe kém.

− Thiếu kỹ năng xử lý các vấn đề.

− Khó khăn khi định hướng.

Tâm lý - xã hội

− Trẻ có thể tự kích động mình: như đập đầu, lăn đùng ra đất.

− Trẻ có thể kém kiểm soát hành động của mình.

− Trẻ có thể kém trong giao tiếp xã hội.

5- Các biện pháp điều trị động kinh ở trẻ

Y tế: Xử trí cơn co giật của trẻ, thuốc kháng động kinh.

Vận động

− Xoa bóp

− Các kỹ thuật tạo thuận lẫy,ngồi, bò, đứng đi

Hoạt động trị liệu

− Huấn luyện kỹ năng vận động tinh bàn tay

− Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày

Ngôn ngữ trị liệu

− Kích thích kỹ năng giao tiếp sớm.

− Huấn luyện kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ.

Xử trí cơn động kinh

Xử trí khi có cơn động kinh ở trẻ

− Đưa trẻ vào một nơi an toàn.

− Đặt trẻ nằm nghiêng đầu tránh nuốt phải đờm rãi trong cơn co giật.

− Nới rộng quần áo của trẻ.

− Không giữ chân tay khi trẻ đang bị co giật.

− Đặt một cái thìa hay khăn cuộn tròn ngang miệng trẻ để trẻ không cắn vào lưỡi của mình.

− Loại bỏ các đồ vật xung quanh khiến trẻ có thể bị thương.

− Tránh đông người xung quanh trẻ.

− Sau cơn co giật trẻ thường ngủ. Để trẻ ngủ yên.

− Chỉ cho trẻ uống thuốc nếu trẻ bị đau đầu hoặc có thể có cơn tiếp theo.

Khi nào nên đưa con đến bác sĩ? Bạn phải đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay nếu bé:

− Gặp khó khăn khi thở

− Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút

− Bé tỏ ra đau đớn trong khi co giật

− Không phản ứng lại những lời gọi của bố mẹ sau khi trải qua cơn co giật khoảng 30 phút.

− Thuốc kháng động kinh phải theo sự chỉ định của bác sỹ. Hiện nay có thuốc sabril 500mg điều trị động kinh của Pháp rất hiệu quả. Thuốc được dùng điều trị động kinh cho cả người lớn và trẻ em.

Thuốc Sabril 500mg vigabatrin chống động kinh

Mua thuốc  và cần tư vấn liên hệ DS Trung: 0982.744.684

− Liều lượng thuốc kháng động kinh do bác sỹ chỉ định.

− Gia đình không được tự động dừng thuốc kháng động kinh cho trẻ.

Động kinh ở trẻ em có gây tử vong không?

− Hầu hết trẻ bị động kinh sẽ sống trọn vẹn và lâu dài. Tuy nhiên, dù rất hiếm nhưng vẫn có trường hợp trẻ nhỏ tử vong khi:

− Cơn động kinh rất dài (60 phút hoặc lâu hơn)

− Chấn thương hoặc chết đuối trong cơn động kinh

− Đột tử không giải thích được trong bệnh động kinh (SUDEP).

Cho đến hiện tại, đột tử khi động kinh vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bé mắc phải hiện tượng này, ví dụ:

− Rối loạn phát triển

− Ngừng thuốc đột ngột

− Co giật không kiểm soát được

− Bố mẹ không cho bé uống thuốc thường xuyên

− Dùng nhiều loại thuốc chữa động kinh khác nhau.

Cách tốt nhất để giữ con bạn an toàn khỏi chấn thương và đột tử khi động kinh là sử dụng các biện pháp phòng ngừa động kinh, đảm bảo bé được uống thuốc thường xuyên và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

6- Phòng ngừa động kinh ở trẻ em

- Khám thai thường quy có thể phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ và tình trạng bất thường của thai gây tổn thương não của trẻ.

- Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế xã, huyện, tỉnh là biện pháp tích cực nhất nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ bị tổn thương não.

ĐIỆN THOẠI LH: 0982744684

Ý kiến khách hàng

Tin khác

KU casino KuCasino BET188 JUN88.GG THA nhà cái uy tín tutbn nâng lông mày ghế massage giá rẻ
Qik Hair thoát vị đĩa đệm
Scroll