Tổng đài tư vấn

0982744684

Bán lẻ

0982744684

Hỗ trợ nhà thuốc

0982744684

Ung thư phổi - Triệu trứng, dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

Ung thư phổi là loại ung thư ác tính nhất, dễ di căn. Các dấu hiệu nhận biết sớm, triệu trứng và các cách điều trị bệnh ung thư phổi

1- Ung thư phổi là gì và các giai đoạn của bệnh?

Ung thư phổi là bệnh gì?

Ung thư phổi là một bệnh khi khối u ác tính xuất hiện và phát triển từ tổ chức biểu mô phế quản. Ung thư phổi được chia thành ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 80 – 85% và ung thư phổi tế bào nhỏ, chiếm khoảng 15 – 20%. 


Bệnh ung thư phổi là bệnh gì?

Các giai đoạn phát triển của ung thư phổi:

Khi người bệnh đã được chẩn đoán ung thư phổi, các bác sĩ sẽ cho biết thông tin về giai đoạn ung thư hiện tại của người bệnh. Việc hiểu về giai đoạn ung thư phổi còn có thể giúp cho người bệnh biết tiến triển của bệnh và phần nào của phổi bị ảnh hưởng.


Đa phần, các bác sĩ đều phân loại ung thư theo phương pháp TNM, cụ thể như sau:

T- Tumor status: về kích thước và vị trí của khối u

N- Node: về các hạch bạch huyết có liên quan

M- Metastatic status: ung thư di căn ra xa hơn so với các hạch bạch huyết

Ví dụ: nếu không xuất hiện khối u, giai đoạn đó sẽ là T0. Nếu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết khu trú lân cận, thì đó sẽ là N1.


Ung thư phổi tế bào nhỏ

Ung thư phổi tế bào nhỏ thường không được phân loại giai đoạn theo phương pháp ở trên bởi nó có xu hướng lan tràn (di căn) sớm và được phân loại thành hai giai đoạn sau:

Giai đoạn hạn chế: Là giai đoạn những tế bào ung thư được tìm thấy chỉ nằm trong một lá phổi và một số mô nằm xung quanh mà thôi.

Giai đoạn mở rộng: Trong giai đoạn này, tế bào ung thư bắt đầu lan tràn và được tìm thấy ở nhiều nơi, ở lồng ngực bên ngoài phổi hoặc cũng có thể là ở những cơ quan khác nằm xa phổi hơn.


Giai đoạn ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Ở giai đoạn này, ung thư phổi được chia thành các giai đoạn nhỏ như sau:

Giai đoạn bị che lấp: khối u chưa được phát hiện trong phổi mà chỉ thấy trong đờm hoặc mẫu nước thông qua quá trình nội soi mà thôi.

Giai đoạn 0: Những tế bào ung thư Phổi dần dần được tìm thấy trong phổi nhưng chỉ là một phần nhỏ nằm ở trong cùng của lớp niêm mạc, khối u này không phải là ung thư lây lan.

Giai đoạn I: Những tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện ở phổi nhưng chưa lây lan được ra khu vực khác

Giai đoạn II: Những tế bào ung thư bắt đầu lây lan ra nhiều vị trí xung quanh phổi như thành ngực, màng phổi, hạch bạch huyết hay lớp màn bao quanh tim...

Giai đoạn III: Tế bào ung thư bắt đầu lây lan nhiều hơn ra các vị trí khác, cụ thể như ở lồng ngực giữa tim và phổi. Ung thư có nguy cơ lây lan sang cổ dưới.

Giai đoạn IV: Ung thư bắt đầu lây lan sang lá phổi còn lại hoặc một số bộ phận khác nằm trong cơ thể chúng ta, đến giai đoạn này, tế bào ung thư không thể bị loại bỏ bằng phẫu thuật nữa.


Phân giai đoạn ung thư phổi sẽ giúp bác sĩ xác định cách điều trị tốt nhất. Chính vì vậy, việc tầm soát và điều trị sớm ung thư phổi là điều rất quan trọng. 


2- Dấu hiệu và triệu trứng của bệnh ung thư phổi

Dấu hiệu nhận biết sớm của ung thư phổi:

Các dấu hiệu bệnh ung thư phổi

Ho dai dẳng

Khi cảm lạnh thông thường hoặc bệnh hô hấp cũng khiến chúng ta bị ho. Nhưng nếu vấn đề này kéo dài hơn 1 tháng, bạn nên đi kiểm tra.

Ngoài ra, bạn cũng nên nói với bác sĩ biết nếu bạn bị ho liên tục và mỗi lần ho bạn bị đau tức ngực.


Khó thở hoặc thở khò khè

Bệnh nhân ung thư phổi thường cảm nhận được sự thay đổi trong nhịp thở. Khó thở hoặc thở không đều là dấu hiệu những báo hiệu phổi của bạn có vấn đề.

Tương tụ, thở khò khè giống như một triệu chứng dị ứng của cơ thể. Nó chỉ xảy ra khi phổi của bạn bị tắc nghẽn hoặc bị chặn. 


Giọng khàn

Ung thư phổi có thể bắt đầu đè vào dây thần kinh kiểm soát thanh quản. Khi đó, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi trong giọng nói của mình, hoặc là rất trầm hoặc rất khan. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu như triệu chứng này kéo dài quá 2 tuần.


Cảm thấy mệt mỏi, Sút cân

Bạn đã bị sút cân mà không hiểu lý do vì sao? Mặc dù việc giảm cân dễ dàng khiến bạn cảm thấy mừng, tuy nhiên đó cũng có thể là một vấn đề khiến bạn cần phải xem xét lại.

Cùng với những triệu chứng khác, giảm cân bất thường có thể trực tiếp là biểu hiện của căn bệnh nguy hiểm này. 


Cơn đau ở ngực

Ung thư có thể gây đau ở ngực, lưng và vai. Loại đau di căn chiếm gần 34% cơn đau phát sinh do bệnh. Cơn đau do khối u, nằm ở phần trên của phổi gây ra. 


Thường xuyên nhiễm trùng

Có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng phổi thường xuyên như viêm phế quản và viêm phổi. Điều này xảy ra do các tế bào ung thư chặn đường thở. Từ đó có thể dẫn đến xẹp phổi do tắc nghẽn đường thở.


Khó nuốt

Chứng khó nuốt là kết quả trực tiếp của việc tiếp xúc với khối u. Chứng khó nuốt làm tăng nguy cơ hít phải thức ăn vào phổi, cản trở việc nuốt. Tình trạng này cũng có thể gây mất nước, dẫn đến suy dinh dưỡng và suy thận, theo Siver Post.


Khi có dấu hiệu ung thư phổi, người bệnh sẽ được thực hiện các chẩn đoán để khẳng định bệnh hoặc tìm ra các nguyên nhân khác không phải bệnh ung thư phổi. Các chẩn đoán thường như sau:

- Khám sức khỏe

- Chụp X-quang ngực

- Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp x-quang ngực để phát hiện bệnh ung thư phổi

Các triệu chứng điển hình ung thư phổi là:

- Gầy sút nhanh, sút cân nhanh không rõ nguyên do

- Đau các khớp xương ở cổ chân, cổ tay, bàn ngón tay, ngón chân

- Đau vai: Hiện tượng này xảy ra khi có một khối u phát triển và chèn lên phần trên của phổi tạo áp lực dẫn đến đau nhức ở vai, cánh tay, bàn tay

- Ăn không ngon hoặc mệt nhiều

- Nổi hạch ở cổ, hố trên đòn

- Ngón tay khum, đầu ngón tay ngón chân to

- To vú ở nam giới.


Khi ung thư phổi đã di căn, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng đặc trưng ở vị trí di căn và khối u thư phát:

- Di căn xương: Đau xương, nhất là vùng hông và lưng

- Di căn não, tủy sống: Thay đổi về hệ thần kinh như hoa mắt, lên cơn tai biến, đau đầu, yếu hay tê cẳng chân tay...

- Di căn gan: Vàng da, vàng mắt

- Di căn da, hạch Lympho: Nổi khối u trên bề mặt da, hạch vùng cổ, trên xương đòn.


3- Các cách Điều trị bệnh ung thư phổi


Hiện nay bệnh nhân ung thư phổi thường được kết hợp nhiều phương pháp trong điều trị:


Phẫu thuật: Đây biện pháp điều trị triệt căn nhất, đặc biệt là những trường hợp được chẩn đoán giai đoạn sớm. Phẫu thuật thường được tiến hành để cắt bỏ toàn bộ thùy phổi chưa khối u và bóc hạch. Những bệnh nhân này tiên lượng tốt hơn.


Điều trị hóa chất: Phương pháp này phù hợp cho những bệnh nhân giai đoạn muộn, giúp tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự di căn. Biện pháp này đòi hỏi thể trạng bệnh nhân phải tốt. Điều trị hóa chất có nhiều tác dụng phụ, tuy các thế hệ hóa chất mới ít tác dụng phụ hơn nhưng nhìn chung thời gian sống thêm bệnh không tiến triển và thời gian sống thêm toàn bộ thường ngắn.


Xạ trị: Xạ trị giúp phá hủy khối u và làm sự phát triển khối u chậm hơn. Cùng với sự phát triển và ra đời của các thế hệ máy xạ trị mới, khối u được tiêu diệt tốt hơn và tổ chức lành được bảo vệ tốt hơn. Ở bệnh nhân ung thu phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm (T1 – T2aN0M0) không mổ được có thể lựa chọn xạ trị lập thể định vị thân để điều trị triệt căn với kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy hiệu quả tương đương phẫu thuật. Với bệnh nhân giai đoạn III không mổ được có thể điều trị hóa xạ trị đồng thời hoặc tuần tự cũng mang lại hiệu quả tốt.


Điều trị đích: Ung thư phổi không tế bào nhỏ liên quan đến các đột biến gen, được xác định thông qua các xét nghiệm sinh học phân tử. Từ đó sẽ có các thuốc điều trị nhắm trúng đích là tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng ít ảnh hưởng đến các tế bào lành, do đó rất ít tác dụng phụ. Phương pháp điều trị này giúp cải thiện rất tốt thời gian sống thêm toàn bộ và thời gian sống thêm bệnh không tiến triển và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hiện nay có các loại đích phân tử hay gặp ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ như: EGFR (thuốc kháng Tyrosine Kinase (TKI): Gefitinib, Erlotinib, Afatinib, Osimetinib), khi có đột biến gen kháng thuốc TKI do xuất hiện đột biến gen T790M thì có thuốc Osimetinib, các loại đột biến khác như ROS1, MET, sắp xếp lại ALK có thuốc Crizotinib…


Điều trị miễn dịch: Các phương pháp này giúp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể, có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư nhờ việc phát hiện ra các điểm kiểm soát tế bào ung thư (check point – PD1, PD-L1). Hiện nay có một số thuốc điều trị miễn dịch như Pembrolizumab (Keytruda), Durvalumab…Tuy nhiên, giá thành của các thuốc này thường rất cao.


Điều trị giảm nhẹ: Khi bệnh nhân ở giai đoạn muộn, các phương pháp điều trị giảm nhẹ sẽ giúp giảm triệu chứng như đau, hỗ trợ dinh dưỡng


Hiện nay có rất nhiều thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư phổi, giúp bệnh nhân có đời sống sức khỏe cải thiện hơn nhiều đó là:

- Thuốc Vidatox Plus điều trị ung thư rất tốt: Vidatox PLus được chiết xuất từ nọc bọ cạp xanh, giúp Cô lập sự phát triển của u bướu, Giảm đau, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng...

- Thuốc Alecensa 150mg (alectinib) dùng trong điều trị bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tiến triển hoặc di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

- Thuốc Tarceva 150 mg chỉ định điều trị ung thư phổi di căn, ung thư tụy tiến triển di căn.


So với trước đây thì tuổi thọ của bệnh nhân ung thư phổi đang ngày càng tăng lên. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ y dược học, thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi đang được kéo dài hơn so với trước.


4- Những lưu ý quan trọng về dinh dưỡng cho người ung thư phổi

Dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư phổi cũng như nhiều loại bệnh khác. Một chế độ ăn hợp lý, khoa học và đầy đủ các chất sẽ cho một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt và ngược lại. 

Những loại thực phẩm sau có lợi cho việc điều trị bệnh ung thư phổi.


Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng hơn so với các loại ngũ cốc đã được tinh chế. Các loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa… trong ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác như bệnh tim mạch và ung thư phổi.


Sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai, sữa chua cung cấp một lượng canxi và protein phong phú cho cơ thể. Protein rất quan trọng cho việc duy trì thể lực, trọng lượng cơ thể, tăng cường chức năng hệ miễn dịch khi phải đối mặt với ung thư, dù là ung thư phổi.

Bệnh nhân nên sử dụng sữa nguyên chất thay cho sữa không có chất béo mà mọi người thường sử dụng. Trường hợp bạn khó khăn trong việc nhai hoặc nuốt thức ăn rắn hoặc không muốn ăn thì hãy sử dụng một ly sinh tố trái cây, sữa và sữa chua để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.


Ung thư phổi nên ăn gì tốt cho sức khỏe


Thịt và trứng

Thịt và trứng tự nhiên không chứa các chất bảo quản và thường ít hóa chất hơn các loại thịt đã qua chế biến. Thịt và trứng hữu cơ cung cấp nguồn protein chất lượng và các thành phần khác, đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng giúp giữ và tăng trọng lượng cơ thể cho các bệnh nhân ung thư phổi, từ đó mà tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.

Để dễ dàng cho hệ tiêu hóa của người bệnh, bạn nên chọn phần thịt nạc thăn của bò, lợn hoặc gà để sử dụng cho người bệnh. Hãy dùng kèm chúng với ngũ cốc nguyên hạt để có hiệu quả tốt hơn.


Trái cây và rau xanh nhiều màu

Khi bị ung thư phổi, hãy ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để giảm các triệu chứng bệnh. Trong khi hầu hết các loại trái cây và rau quả cung cấp một lượng chất chống oxy hóa nhất định thì các loại rau củ màu sắc rực rỡ như cà chua, bí đỏ và ớt chuông đặc biệt rất giàu chất chống oxy hóa.

 Hy vọng shopduoc.vn đã chia sẻ những kiến thức hữu ích về bệnh ung thư phổi cho các bạn!

ĐIỆN THOẠI LH: 0982744684

Ý kiến khách hàng

Tin khác

KU casino KuCasino BET188 JUN88.GG THA nhà cái uy tín tutbn nâng lông mày ghế massage giá rẻ
Qik Hair thoát vị đĩa đệm
zalo
Scroll