Tổng đài tư vấn

0982744684

Bán lẻ

0982744684

Hỗ trợ nhà thuốc

0982744684

Rối loạn tiền đình - Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

Rối loạn tiền đình - Nguyên nhân, triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình và hướng dẫn cách chữa rối loạn tiền đình hiệu quả tại nhà

1- Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai, có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay người,... tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ tư thế thăng bằng cho cơ thể.

rối loạn tiền đình là bệnh gì

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,... Bệnh rất hay tái phát, làm ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống.


Rối loạn tiền đình là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều hơn độ tuổi trưởng thành. Rối loạn tiền đình gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống


2- Triệu chứng rối loạn tiền đình

Những triệu chứng của rối loạn tiền đình phổ biến là:


Người bệnh thường chóng mặt: Khi bị rối loạn tiền đình, bệnh nhân sẽ có biểu hiện mất thăng bằng, chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt nhất là khi thay đổi tư thế. Khi đó bệnh nhân cần phải giữ nguyên tư thế không dám cựa quậy, sợ ngã.


Chóng mặt không rõ nguyên nhân: Hiện tượng này thường gặp với những bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo lắng, nghĩ nhiều về vấn đề nào đó. Người bệnh thường có cảm giác lâng lâng, nặng nề.


Cơ thể mất thăng bằng: Một trong những triệu chứng của rối loạn tiền đình là đi đứng không vững do bị mất đi sự đồng bộ thông tin từ tiền đình, ngoại tháp, tiểu não…


Mất ngủ: Mất ngủ cũng được coi là một dấu hiệu của bệnh tiền đình.


Ngất xỉu, mất ý thức: Nếu không phát hiện kịp thời để điều trị khi gặp các triệu chứng nói trên, lâu dài người bệnh sẽ có thể bị mất ý thức dẫn tới ngất xỉu. Nguyên nhân là do giảm lượng máu lưu thông lên não, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim gây 


Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn tiền đình còn có biểu hiện nhịp tim, nhịp thở nhanh, hay hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp cao (nếu nguyên nhân gây bệnh do tăng huyết áp) hoặc huyết áp thấp (trong trường hợp bệnh hình thành do huyết áp thấp),... 


Một số trường hợp người bệnh bị đau đầu nhiều, tay chân tê, run rẩy,...


Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân nên đi khám rối loạn tiền đình. Bác sĩ sẽ thực hiện đo điện não đồ, lưu huyết não hoặc các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ,... Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án trị rối loạn tiền đình tốt nhất cho người bệnh.

3- Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình:

- Do huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu.

- Do lo lắng căng thẳng, stress do mất ngủ, áp lực công việc. Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon cortisol làm gây tổn thương hệ thống thần kinh. Trong đó có dây thần kinh số 8 bị tổn hại, làm cho hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu.

- Do hậu quả của một số bệnh như viêm dây thần kinh, u não, u dây thần kinh, viêm tai giữa,…

- Người cao tuổi bị suy giảm chức năng của một số cơ quan.

- Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ bị mắc bệnh rối loạn tiền đình.

- Người bị mất máu nhiều: Do chấn thương; phụ nữ sau sinh hoặc cũng có thể mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu,…

- Quan hệ tình dục không đều đặn.

- Uống quá nhiều rượu bia.

- Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất hay do sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.


Đối tượng nguy cơ bệnh Rối loạn tiền đình?

- Tuổi tác: Càng lớn tuổi càng tăng nguy cơ bị các bệnh lý gây chóng mặt, choáng váng, đặc biệt là cảm giác mất thăng bằng (dễ ngã, đi không vững...). Theo kết quả của một nghiên cứu dịch tễ lớn, ước tính có khoảng 35% người lớn từ 40 tuổi trở lên (69 triệu người) mắc phải tình trạng rối loạn tiền đình.

- Tiền sử bị chóng mặt. Nếu bạn đã từng bị chóng mặt trước đây thì bạn có nguy cơ cao bị chóng mặt trong tương lai, tái đi tái lại nhiều lần.

- Môi trường sống và làm việc: quá ồn, thời tiết khó chịu khi chuyển mùa...

- Một thực tế cho thấy rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc trong môi trường văn phòng như dân công sở, học sinh sinh viên...Nguyên nhân do đây là những đối tượng thường ngồi nhiều, ít vận động làm tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống thân nền dẫn đến rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu nuôi vùng não bộ và bị rối loạn tiền đình.

- Những người thường xuyên bị căng thẳng về đầu óc, stress cho dù ở mọi lứa tuổi, giới tính cũng là những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao.

4- Cách chữa rối loạn tiền đình hiệu quả tại nhà

Dưới đây là những phương pháp điều trị căn bệnh này tại nhà được nhiều người áp dụng đem lại hiệu quả cao mà không tốn chi phí.


Chế độ ăn uống lành mạnh: Người mắc bệnh tiền đình nên sử dụng thường xuyên chế độ ăn uống như sau trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình:

- Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, các loại rau họ cải có nhiều vitamin B1, B6, B12, rất tốt trong việc ổn định hệ thống tiền đình.

- Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu lên não.

- Ăn nhạt hơn so với khẩu vị của người bình thường.

- Không ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán. Tránh xa các chất kích thích.

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn uống lành mạnh

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý: Người mắc rối loạn tiền đình nên áp dụng chế độ sinh hoạt như sau trong cuộc sống của mình:

- Tập thể dục mỗi ngày

- Không nên đứng lên ngồi xuống liên tục hoặt đột ngột

- Khi nằm ngủ, để gối cao vừa phải để tuần hoàn máu tốt hơn

- Tránh làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Đối với những người làm việc văn phòng, cứ mỗi 1 – 2 tiếng, bạn nên đứng dậy, đi lại hoặc thay đổi góc nhìn để tránh căng thẳng thần kinh.

- Trường hợp bạn cảm thấy bị chóng mặt, đứng không vững, mất thăng bằng… nên ngồi hoặc nằm xuống một lúc.

- Hạn chế lái xe, trèo cao…


Chữa rối loạn tiền đình bằng phương pháp tự nhiên:

– Ngâm chân bằng nước nóng: Cách này rất đơn giản mà có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngăn ngừa chứng chóng mặt rất hiệu quả.

– Day ấn huyệt: Bạn dùng tay ấn vào các huyệt ấn đường (giữa 2 lông mày), huyệt hợp cốc, nội quan,  tam âm giao… mỗi lần từ 5 – 10 phút. Cách này có tác dụng kiện tỳ, định thần để giảm ngay triệu chứng bị hoa mắt chóng mặt.

- Thực hiện đi bộ 30 phút mỗi ngày.

- Tập vẩy tay

– Tự xoa bóp: Mỗi khi bị chóng mặt, nặng đầu,… bạn dùng tay tự xoa bóp vùng trán, sau gáy, hai bên ổ mắt và vùng đỉnh đầu từ 10 – 20 phút. Làm vậy sẽ giảm ngay triệu chứng và phòng chống rối loạn tiền đình.

+ Xoa trán

+ Xoa sau gáy

+ Xoa hai ổ mắt

+ Xoa đỉnh đầu

+ Xoa và đánh trống mang tai


Ngoài ra còn Cách điều trị rối loạn tiền đình theo y học hiện đại như: 

- Dùng thuốc

- Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình

- Phẫu thuật


Bệnh rối loạn tiền đình là gì, rối loạn tiền đình triệu chứng như thế nào? Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà như thế nào? Qua bài viết này của shopduoc.vn chắc chắn bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để hiểu hơn về rối loạn tiền đình.

ĐIỆN THOẠI LH: 0982744684

Ý kiến khách hàng

Tin khác

KU casino KuCasino BET188 JUN88.GG THA nhà cái uy tín tutbn nâng lông mày ghế massage giá rẻ
Qik Hair thoát vị đĩa đệm
Scroll